Phật Thuyết Kinh Quán Sát Chư Pháp Hạnh - Phẩm Bốn - Phẩm Thọ Ký - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
PHẬT THUYẾT KINH QUÁN SÁT
CHƯ PHÁP HẠNH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
PHẨM BỐN
PHẨM THỌ KÝ
PHẦN HAI
Này Hỷ Vương! Đầy đủ chín pháp này, Bồ Tát được Tam Ma Địa ấy.
Ở trong, Đức Phật lại nói lời này:
Chín trú xứ sinh chúng
Ở trong chúng sinh nương
Đoạn lìa khỏi các kiến
Kia không có hỏi nương y vấn
Đoạn lìa tám chẳng nhàn
Đã chạm tám giải thoát
Ở chỗ trụ bảy thức
Dùng chánh niệm biết cùng khắp
Người trí tu niệm bảy giác phận
Đoạn các phân biệt, bứng não phiền
Như vậy siêng hợp thì được định
Thắng bồ đề cũng lại chạm liền.
Này Hỷ Vương! Lại có mười pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là mười?
Đó là: Bỏ các sở hữu, kham nhẫn thuần trực nhiếp lấy lưu chuyển không lường, đầy đủ trí xuất thế, chẳng được các chúng sinh mà đại từ, trì giữ những điều đã nghe do đa văn, vượt các cuộc bố thí mà đại bi.
Chẳng dùng các phương tiện vui khéo léo, niệm khắp các Đức Phật, mười nghiệp đạo thiện này, thậm chí trong mơ cũng chẳng quên mất, nói pháp nương vào tâm bồ đề, chẳng tham muốn thừa khác.
Này Hỷ Vương! Đầy đủ mười pháp này thì Bồ Tát được Tam Ma Địa ấy.
Ở trong, Đức Phật lại nói lời này:
Bỏ các sở hữu mà vui mừng
Cũng có lời nhẫn, tâm thuần trực
Câu trí kiếp, hạnh thiếu thốn không
Tam muội này, người đó mau được.
Người có trí tuệ không não phiền
Kẻ có lòng từ không hy vọng
Nhiếu thọ điều nghe chẳng mất quên
Tịch tam muội này người đó được.
Bi các chúng sinh, chẳng đùa bàn hí luận
Các xảo phương tiện chẳng ưa thích
Chánh niệm là niệm các Thế Tôn
Tịch tam muội này, người đó được
Hộ những mười thiện đều sạch trong
Thậm chí trong mơ chẳng từng mất
Lòng nghĩ đến hạnh bồ đề luôn
Trong tiểu thừa chưa từng hâm mộ.
Như tối thắng pháp này nếu có
Thì được Phật pháp chẳng khó khăn
Quân chúng Ma La ma chóng phá được
Sẽ chạm Tịnh bồ đề tối tôn.
Lại nữa, khi Đức Thế Tôn nói pháp bản này thì bảy mươi ngàn chúng sinh xa trần lìa cấu, ở trong pháp được pháp nhãn tịnh, bảy ngàn chúng sinh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Giác, đều được thọ ký bất thoái chuyển, ba mươi ngàn Bồ Tát trong pháp vô sanh được nhẫn mà về sau muốn hộ trì thành lũy pháp, vô lượng chúng sinh thành tựu căn lành.
Ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này, sáu thứ chấn động, đại quang soi khắp thế gian, ba đường ác lặng dừng, trước mặt các chúng sinh, họ đều thấy Đức Như Lai.
Đức Thế Tôn, từ thân lại phóng ra ánh sáng. Nhờ ánh sáng này nên vô lượng vô số Thế Giới tràn đầy ánh sáng. Chúng sinh ở những nơi đó mà ánh sáng chạm đến thân rồi thì họ đều đối với Đức Phật, chánh niệm thuận theo, cùng vui tương ứng, lìa bỏ nhiệt não.
Ánh sáng Thế Tôn đó, ở trong mười phương, vô biên trân bảo trang nghiêm, chẳng phải một trăm ngàn thứ màu sắc. Có câu trí na do đa hoa sen trăm ngàn cánh mọc ra khắp các chỗ. Trong hoa sen có hình tượng giống như Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Nhưng hình tương tợ Như Lai đó, ở trong hoa sen kia, ngồi ngay thẳng hiển hiện.
Trong những chỗ hoa sen đó, trên đài hoa sen có vị tương tợ Hỷ Vương Đại Bồ Tát, gối phải trụ ở đài hoa sen rồi, cũng hỏi Tam Ma Địa này như vậy. Mỗi một vị Như Lai đó giác ngộ, thành thục vô lượng câu trí na do đa trăm ngàn chúng sinh.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ Tát Hỷ Vương rằng: Này Hỷ Vương! Ông có thấy trong khắp mười phương vô lượng vô số vị Như Lai tương tợ ta ngồi trong hoa sen và những Đại Bồ Tát tương tợ Hỷ Vương như vậy chăng?
Ngài Hỷ Vương đáp rằng: Con thấy, thưa Đức Thế Tôn! Con thấy, thưa Tu Già Đa! Nhưng mà con chẳng biết số lượng.
Đức Phật dạy: Này Hỷ Vương! Có thể thủ lấy hết số lượng cát Sông Hằng mà chẳng thể biết số lượng của những Đức Phật Thế Tôn đó. Như vậy các Đức Phật Thế Tôn sở hữu ông đã thấy vậy. Như vậy số Đại Bồ Tát tương tợ ông kia cũng lại chẳng thể biết số lượng của họ.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn thu nhiếp lại thần lực hy hữu xong liền bảo Đại Bồ Tát Hỷ Vương rằng: Này Hỷ Vương! Ý ông thế nào?
Như Lai từ cõi Phật này có chỗ ra đi sao?
Ngồi mà động sao?
Ông cũng có chỗ ra đi sao?
Ngài Hỷ Vương đáp rằng: Chẳng vậy, thưa Đức Thế Tôn! Chẳng vậy, thưa Tu Già Đa!
Đức Phật dạy rằng: Này Hỷ Vương! Do chính nhân duyên!
Ông nên biết rằng, các pháp đều như, sinh tướng tác trụ, khởi ra phân biệt, không lai không khứ, sở dục như, sở tác như vì không ai chủ vậy. Ông nên biết, những cái đó đều rỗng không, chia lìa.
Này Hỷ Vương! Vậy nên ông đối với các pháp nên phải tín giải, thấy chúng như lửa hừng, như mộng mơ, như bóng dáng, như tiếng vang, như trăng đáy nước, như điện chớp, như bọt nước… các ông nên học như vậy.
Vì sao vậy?
Vì Bồ Tát tín giải sâu sắc sẽ được Tam Ma Địa này.
Ở trong, Đức Thế Tôn lại bảo Đại Bồ Tát Hỷ vương rằng: Này Hỷ Vương! Nếu lại có Bồ Tát nương vào chúng sinh của ta, qua số kiếp nhiều như cát Sông Hằng, mà thí cho, hộ giới, niệm nhẫn, phát khởi tinh tấn, vào thiền định, tu trí tuệ.
Nếu lại có Bồ Tát tín giải các pháp vô ngã thì vị này hơn vị kia về phước đức tụ sinh ra và mau chóng chứng Vô Thượng Chánh Giác.
Vì sao vậy?
Này Hỷ Vương! Thuở xưa, đời quá khứ, chẳng thể tính được kiếp, lại quá không tính toán, chẳng thể lường, vô lượng chẳng thể nghĩ Ca La đó bất động Tam Ma Gia đó bình đẳng có Đức Như Lai ra đời hiệu là Bảo Quang Uy Luân Vương Ứng Chánh Biến Tri, Minh Hành Cụ Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, Thế Giới tên là hữu Bảo, kiếp tên là Ứng Vãng.
Lại này Hỷ Vương! Ca La đó, Tam Ma Gia đó, Đức Thế Tôn Bảo Quang Uy Luân Vương Như Lai đó có Hữu Bảo Thế Giới giàu có phong túc rất là vui sướng, nhiều người chen nhau huyên náo, đất đai bằng phẳng như bàn tay, không có sành sỏi, thừa thải vàng bạc, như sờ vào áo Cơ Chân Lâu Nê Ca, tám con đường nối liền nghiêm sức thuần màu xanh dạ lưu ly.
Và có hoa sen vàng Diêm Phù Na Đa, Diêm Phù Đàn Kim tự nhiên sinh ra trong phần lớn đất đai. Hoa lớn như bánh xe, hương sắc đẹp đẽ thơm lừng.
Thế Giới đó rộng rãi có đến sáu mươi bốn câu trí trăm ngàn châu. Trong mỗi một bốn châu có sáu mươi bốn câu trí trăm ngàn thành.
Những thành lớn đó đều rộng ba mươi hai dũ xà na, đều có tường vách bằng bảy báu và có nhiều câu trí na do đa trăm ngàn chúng sinh trụ ở.
Mỗi một thành lớn có mười hai ngàn thôn, thành, phường, ấp vây quanh. Những đại thành đó nhất nhất đều có năm trăm ngôi vườn thọ dụng với đủ thứ những cây báu đầy hoa trái hương thơm vây quanh trang nghiêm.
Trong những vườn đó nhất nhất đều có ba mươi hai ao hoa hoa trì, trong ao ấy đầy tràn nước tám phần cụ túc, nước tám công đức.
Cát vàng kim sa trải khắp, lan can báu vây quanh xen lẫn những thanh dạ lưu ly. Và có hoa báu Ưu Ba La, Ba Đầu Ma,, Cứu Mâu Đà, Bôn Trà Lợi, Phân Đà Lợi… sinh ra trong vườn ấy.
Những loài chim như ngỗng, nhạn, giao thanh, Khổng Tướng, Uyên Ương, Ca La Tần Già, Mạng Mạng Cộng Mạng trụ ở trong những hoa Ưu Ba La, Ba Đầu Ma, Cứu Mâu Đà, Bôn Trà Lợi đó, mỗi mỗi đều phát ra âm thanh.
Này Hỷ Vương! Ca La đó, Tam Ma Gia đó, Đức Thế Tôn Bảo Quang Uy Luân Vương Như Lai có khu vườn tên là Ái Kiến mà Đức Thế Tôn đã ở trong đó.
Đức Vua cai trị xứ tên là hữu Nguyệt y chỉ mà trụ chung với bảy mươi hai câu trí Thanh Văn và tám mươi bốn câu trí Bồ Tát đều chẳng thoái chuyển.
Này Hỷ Vương! Có Nguyệt Vương cai trị xứ, có bảy bảy mươi hai câu trí trụ ở. Trong các xứ đó có tám đường thông nhau.
Lại này Hỷ Vương! Có Nguyệt Vương cai trị xứ, rộng sáu mươi bốn dũ xà na với tường vách bằng bảy báu, lan can bảy báu, đủ thứ các trụ cửa báu và cây Đa la hàng lối la liệt đều mắc lưới gắn chuông nhỏ.
Lại này Hỷ Vương! Ca La đó, Tam Ma Gia đó, trong đó có Nguyệt Vương cai trị xứ, có Vua tên là Bảo Nguyệt, ở trong bốn ngàn châu, chuyển luân tự tại, vì pháp thi hành vương pháp.
Lại này Hỷ Vương! Vua Bảo Nguyệt đó với Vua hữu Nguyệt kia, chỗ cai trị đều tạo lập cung điện, nhà cửa bằng bảy báu, đều rộng bốn dũ xà na với bảy lớp tường ngăn… cho đến lưới gắn chuông thất bảo giăng mắc vây quanh và lưới bằng ngọc Ma Ni che bên trên những thứ ấy.
Trong cung điện nhà cửa đó, bốn phương có bốn ngôi vườn lớn, một tên là Tạp Họa Xa, hai tên là Thường Khai Hoa, ba tên là Hy Kiến, bốn tên là Chánh Hạnh Lạc.
Trong vườn lớn đó có đủ thứ cây sinh ra. Đó là cây báu, cây cho hoa, cây cho mùi thơm, cây cho quả, cây anh lạc cho chuỗi ngọc, cây cho áo, cây âm nhạc, cây phú sa cát giàu, cây nguyệt thượng, cây nhật thượng viêm.
Trong vườn lớn đó nhất nhất đều có bốn ao hoa lớn đầy ắp nước Chiên Đàn Na với lan can báu giáp vòng, đáy ao trải cát vàng Diêm Phù Na Đa. Các hoa báu Ưu Ba La, Ba Đầu Ma, Cứu Mâu Đà, Bôn Trà Lợi che bên trên ao ấy. Chim uyên ương hòa kêu.
Lại này Hỷ Vương! Vua Bảo Nguyệt đó có bốn mươi hai ngàn phụ nữ đứng vào hàng các thiên đồng nữ. Trong số đó có một thiên phụ phụ nữ Trời rất lớn tên là hữu Phước. Nhan sắc người ấy minh hiển hơn hẳn các Trời.
Lại này Hỷ Vương! Vua Bảo Nguyệt đó có mười hai ngàn người con, hình sắc thắng diệu, người nhìn thấy đều tin yêu. Người con tối thượng tịnh sắc viên mãn cụ túc, có hai mươi tám tướng đại trượng phu trang nghiêm khắp thân.
Này Hỷ Vương! Vua Bảo Nguyệt xuất cung, đến trong vườn Ý Hỷ Kiến dạo chơi, hành lạc. Tối Đại Thiên phụ tên là hữu Phước, trong lòng bỗng có một đứa trẻ hóa sinh trụ trên mu bàn chân, hình sắc thắng diệu, người nhìn thấy đều tin yêu, có hai mươi tám tướng đại trượng phu đầy đủ.
Đứa trẻ đó, vào lúc sinh ra nói lời như vậy: Các hạnh vô thường, vô trụ không có dừng yên, điên đảo hướng về pháp.
Đứa trẻ đó thuận nối nhau, nói kệ này:
Các hạnh vô thường không dừng yên
Không trụ, không bền đão hướng pháp
Phàm tiểu niệm, đây là thường an
Vì dục buông lung không chánh niệm
Theo hữu dục người và Chư Thiên
Đều là vô thường, tận pháp thể
Với dục chán đủ chưa có từng
Không chắc khổ dục là căn khổ.
Có Thế Tôn hiệu là Bảo Quang
Ngài nói vô cấu vô vi pháp
Các căn ở trong tịch không còn
Và thánh lạc bồ đề vô lậu
Lời này Ngài nghe con trình lên:
Như Lai ra đời khó gặp được
Nên cùng đi đến bên Thế Tôn Thiện Thệ
Trời hơn cả Trời, quang minh hạnh.
Này Hỷ Vương! Lúc bấy giờ, Vua Nguyệt Bảo hướng về Đồng Tử kia lại nói kệ rằng:
Ông là Trời, Rồng, Dạ Xoa, Thần
Đồng Tử vì ta nói nghĩa ấy
Ông sinh nói lời như vậy liền
Với Phật pháp nói lời khen ngợi
Ông chết ở đâu, đến thế gian?
Ông tên là gì? Hướng ta nói!
Ánh sáng đều soi khắp trong vườn
Thắng đức uy thần, ông hiển chiếu.
Đồng Tử đáp lại rằng:
Có đấng trượng phu ở phương Đông
Tên Đạo Sư Tu Mê Lưu Tụ
Con chết ở đó đến thế gian
Pháp Vương Bảo Quang, con muốn thấy
Như vậy pháp thượng là tên con
Con nay phát nguyện tu Phật trí
Ngài nếu muốn nghe tối tôn
Nên cùng đi đến bên Thiện Thệ.
Này Hỷ Vương! Lúc bấy giờ, Vua Nguyệt Bảo cùng với Đồng Tử Pháp Thượng và các phụ nữ, các Vương Tử và rất nhiều người vây quanh khóc đi đến vườn Ái Kiến, hướng về chỗ của Đức Thế Tôn Bảo Quang Uy Luân Vương, Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri.
Đến rồi, nhà Vua đảnh lễ dưới chân Đức Phật, nhiễu quanh bên phải ba vòng rồi lui về trụ ở một bên. Số rất đông người đi theo Vua ấy cũng đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn Bảo Quang Uy Luân Vương rồi lui về trụ ở một bên.
Đồng Tử Pháp Thượng làm lễ dưới chân Đức Thế Tôn đó rồi, miệng kêu ở dưới chân Ngài mà nói lời như vậy: Thưa Đức Thế Tôn! Đức Như Lai Tu Mê Lưu Tụ gởi lời hỏi thăm Đức Thế Tôn là Ngài có được ít bệnh ít não, đi ở nhẹ nhàng, khí lực hành động thoải mái chăng?
Đồng Tử nói rồi, đứng trước Đức Thế Tôn Bảo Quang Uy Luân Vương Như Lai và hướng về Đức Thế Tôn đó mà nói kệ rằng:
Đấng Vô Thượng Tư Nghị Cúng Dường
Tối Thắng diễn nói hạnh Vô Tránh
Độ thoát chúng sinh nhiều không lường
Nhân Chúa tại tòa, nay con lễ
Ba ngàn cõi này làm Giáo Vương
Thế Tôn hay dùng pháp bảo thí
Vì người rộng nói báu pháp tàng
Phá Vua Ma La, quân La Sát
Trong chúng như trăng soi khắp cùng
Nói đạo đi qua bờ giải thoát
Giáo Sư năm lực và năm căn
Ngũ nhãn Thiện Thệ, con qui mạng
Giáo Sư lìa hết các não phiền
Hành trong đất này, Vua Chuyển Luân
Trừ bỏ ba cấu giống như mắt.
Mắt thanh tịnh ly cấu thế gian
Ma Hầu La Già, người, sinh chúng…
Không ai chẳng hướng về người trên
Tối Thắng không cao cũng không thấp
Con nay kính lễ các Thế Thân, thân cận với đời
Được cùng chẳng được, hạnh bình đẳng
Các tướng hoa nở, trượng phu trăng trượng phu nguyệt?
Như hoa sen, chẳng nhiễm thế pháp
Thế thân hay khiến cành ái tan đoạn
Khéo điều phục đầy đủ, lòng đã phục
Bình đẳng thí, giới, lòng không sân.
Chúng sinh khó phục, đã điều phục
Trăng trong người Thiện Thệ phục lòng
Ngôn ngữ dịu dàng khéo thuận ý
Khi nói hay động đến ba ngàn Thế Giới
Trời Rồng tu la và người nữa
Họ nghĩ đây là con nói lên
Đây là không, không chúng sinh tính
Không có tướng, nguyện cũng lìa tan.
Ngài nói trong này vô xứ khứ
Cũng không có lại, chết cũng không
Pháp giới chẳng động, không trú xứ
Đời trước, đời sau chẳng đắm tham trước
Ở trong khoảng ấy như hư rỗng
Ngài nói pháp này, nghĩ ngợi không,
Thế Tôn thường nói đến thật tế
Trong này, các đời chuyển mê loàn loạn
Như mù, đầy phiền não, sân nhuế
Họ tác khởi niệm ngã và nhân
Pháp này tợ như mây cùng huyễn
Điều mắt thấy chẳng động rỗng không.
Nhẫn thắng diệu này nếu có được
Bọn đó giáo sư đuổi theo luôn
Giống như vẽ hư không đủ thứ
Không chỗ, không có một chỗ dừng trụ
Như vậy chỗ trụ tự nhiên biết
Nên kia không có một chỗ dừng trụ
Các tiếng khi nghe không có thật
Cũng chẳng thể thấy trú xứ không có
Hoặc nghe, hoặc nói cũng lại vậy
Bản tính chúng chẳng động rỗng không.
Pháp Thắng Giả, thể tướng cũng không
Sẽ thấy sự thị hiện như huyễn
Nếu thấy như thể không biệt phân
Sẽ thấy Thiện Thệ cũng như vậy.
Cõi, chẳng cõi, các cõi ngang bằng bình đẳng
Chư Phật bình đẳng công đức Phật
Các pháp bình đẳng pháp tịch không
Các chúng sinh bằng không chúng sinh
Bất tận mất hết ở trong tận
Bất tận mất hết không trong tận
Tận ấy chẳng tận, tận chẳng tận
Nhẫn này như vậy thuận theo luôn.
Phân biệt, phân biệt khởi phân biệt
Các pháp cũng không chỗ khởi lên
Nếu đã khởi thì thường chẳng khởi
Nhẫn này như vậy thuận theo luôn.
Thấy kiến thấy thường không có kiến thể
Hoặc thấy chẳng như quán như thế
Hoặc thấy những pháp này rỗng không
Nhẫn này như vậy thuận theo luôn.
Chưa từng có thể biết đời trước
Tối thắng thật tế do chẳng biết
Tế thường không tế, nếu biết thông
Thì tiền tế đời trước đó theo đoạn dứt.
Ở trong biên, vô biên chẳng nương
Bờ này, bờ kia thường chẳng trụ
Nếu trong ba cõi hữu không trú xứ
Thì kia, thật tế trụ ở trong
Nếu kia trụ ở trong thật tế
Thì trong ba cõi, trú xứ không,
Nếu trong ba cõi không trú xứ
Thì kia thường trụ trong thật tế.
Nếu sắc tợ như bọt nước gom
Biết thọ cũng như bọt nước nổi
Tưởng niệm giống như lửa sáng hừng
Nếu biết thì trụ trong thật tế.
Các tụ là hữu vi, không bền
Nếu biệt tợ như là cây chuối
Biết ý cùng huyễn kia tương đồng
Thì tụ tan đó đã tiêu diệt.
Nếu với từ bi khéo tu hành
Ở mình và người không y chỉ
Tu niệm hạnh tối thượng sạch trong
Thì sẽ làm Phật như Trời Tịnh
Nếu lìa rộng khắp các não phiền
Thì kia chưa từng có thủ trước
Bỏ các sở hữu, bỏ sạch trơn
Bố thí đó được Phật ngợi khen.
Nếu thân giống như trăng đáy nước
Biết lời nói ra như tiếng vang
Biết lòng như ánh chớp trong không
Giới kia thù thắng trong ba cõi
Đến bờ kia nếu nhẫn điều xong
Ý đó việc ngoài chẳng tổn hại
Hay biết sáu căn như thôn không, xóm trống không
Nhẫn đó được Thiện Thệ tán thán.
Không sở úy nếu ưa nhàn riêng
Minh trí đôi lần hành cảnh giới
Thân tâm tịch tịnh, hạnh trực, thuần
Tinh tấn đó thù thắng trong ba cõi.
Nếu người diệt bản tính não phiền
Rỗng không phân biệt người tịch trí
Nếu tưởng chẳng chuyển trong ba cõi
Thì định kia Thiện Thệ ngợi khen.
Nếu biết trong này người không có
Thì với thượng trí, kia được liền
Nên lìa hí luận mà tịch tịnh
Trong ba cõi trí đó thắng hơn
Nếu ở trong hữu không mệt mỏi
Trong câu trí kiếp lúc hành khổ
Chưa từng ham mộ thừa thấp hèn
Bọn Ma La kia đều kinh hồn
Như ở trong biển lấy giọt nước
Con nói tối thắng, công đức trên
Phật Pháp rộng rãi không có biên
Chưa từng được ở bờ cõi đó.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - hội đầu - Phẩm Bảy - Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền - phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cấp Cô độc - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Thí đăng Công đức - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Thường - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bảy - Pháp Hội Mặc Giáp Trang Nghiêm - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Ba Mươi Bốn - Phẩm đẳng Kiến - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bí Mật Chẳng Nghĩ Bàn Của Như Lai - Phẩm Mười Chín - Phẩm Hộ Thế