Phật Thuyết Kinh Quán Sát Chư Pháp Hạnh - Phẩm Bốn - Phẩm Thọ Ký - Phần Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
PHẬT THUYẾT KINH QUÁN SÁT
CHƯ PHÁP HẠNH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
PHẨM BỐN
PHẨM THỌ KÝ
PHẦN SÁU
Này Hỷ Vương! Lúc bấy giờ, Đức Bảo Quang Uy Luân Vương Như Lai vì Đồng Tử Pháp Thượng đó, dùng kệ tụng, rộng nói Chư Pháp Hạnh Quyết Định Quan Sát Thuyết Tam Ma Địa này. Khi Ngài nói Tam Ma Địa này thì Vua Bảo Nguyệt và các con, quyến thuộc được chẳng thoái chuyển đối với Vô Thượng Chánh Giác.
Đầy đủ một ngàn chúng sinh phát tâm Vô Thượng Chánh Giác. Học địa của vô lượng chúng sinh tăng trưởng.
Này Hỷ Vương! Ý ông thế nào về Ca La đó, Tam Ma Gia đó tên là Pháp Thượng Đồng Tử?
Là ai khác ư?
Ông chớ có thấy người khác như vậy?
Vì sao vậy?
Này Thiện Gia Tử! Vì ông tức là Ca La đó, Tam Ma Gia đó tên là Pháp Thượng Đồng Tử vậy.
Này Thiện Gia Tử! Ca La đó Tam Ma Gia đó tên là Bảo Nguyệt vương thì Đại Bồ Tát Từ Thị hôm nay tức là Ca La đó Tam Ma Gia đó tên là Bảo Nguyệt Vương vậy. Như các con của Vua đó lại tức là chúng Đại Bồ Tát này tập hội ngồi đó vậy.
Này Hỷ Vương! Bấy giờ Đại Bồ Tát Pháp Thượng cùng với cha, mẹ, tôn trưởng và bạn bè tri thức, đầy đủ ba mươi sáu ngàn câu trí chúng sinh cùng chung ở trong giáo pháp của Đức Như Lai Thế Tôn Bảo Quang Uy Luân Vương mà bỏ nhà xuất gia.
Này Hỷ Vương! Họ yêu thích giáo pháp của Đức Thế Tôn đó, làm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, Ưu Bà Ta Ca, Ưu Ba Tư Ca rất nhiều.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đã biết ý nghĩa này rồi, lại muốn hiển minh thêm nữa, lúc này Ngài liền nói bài kệ tụng sau đây:
Ta nhớ xưa nhiều câu trí kiếp
Có đấng Tối Thắng hiệu Bảo Quang
Ngài có Tăng Chúng cũng nhiều lắm
Và các Bồ Tát lậu tận xong.
Nước Phật đó khả ái thanh tịnh
Trang nghiêm tự nhiên như thiên cung
Trang hoàng, vườn, tụ lạc, thành ấp
Bằng hoa trải như bàn tay bằng.
Trong đó có Vua tên Bảo Nguyệt
Với hàng ngàn châu, tự tại vương
Phước tuệ đầy đủ là bậc trí
Rộng thần túc, vô biên kho tàng
Vua ở vườn rừng vui du hí
Thiên phụ có mang, đồng tử sinh
Tên là Pháp Thượng đáng chiêm ngưỡng
Thắng tướng trang sức rực sắc vàng.
Đồng tử vừa sinh nói diệu ngữ lời vi diệu
Nói về Pháp Phật mà ngợi khen
Nói tại gia ác, không nhàn đức
Các tội lỗi dục cũng nói lên
Hóa độ mẹ cha và thân thuộc
Trí giả nghĩ khiến tin sạch trong tịnh tín
Vua đó vui mừng mà nhảy nhót
Hướng về bên tối thắng Đại Tiên.
Đồng Tử chẳng lại vào gia nội
Liền cùng cha mình ở trong vườn
Chung với thân thuộc và đại chúng
Ba mươi sáu ức bên Thế Tôn
Vua Đại Tượng đó đã đi đến
Đó đã thấy Bảo Quang Pháp Vương
Lòng thêm hớn hở, ái đệ nhất
Lễ dưới chân rồi ngồi một bên
Pháp Thượng cũng lễ chân tối thắng
Rồi chắp tay mà hầu Thế Tôn
Đã kính trọng Phật đó như vậy
Đồng Tử ca tụng bằng kệ khen
Với tối thắng, ông nhiều khen ngợi
Pháp thể thật đức thầy dẫn đường
Vua và các con cùng đồ chúng
Duyên theo bồ đề mà phát lòng
Pháp Thượng hỏi han với Đức Phật
Nói định này, tịch tịnh ly trần.
Mạnh mẽ trụ Tam Ma Địa ấy
Bồ Đề chứng giác, ma phục hàng.
Đấng Lưỡng Túc Tôn nhận lời thỉnh
Biết tâm Đồng Tử đã tịnh tin
Liền vì ông nói định khó thấy
Uy đức lớn thì dùng kệ khen
Tam Ma Địa này Phật đó nói
Chư Phật Bồ Đề tịch ly trần
Vua và các con cùng thần dân
Liền trụ Phật trí chẳng thoái chuyển.
Học, vô học, chỗ đó người đông
Đã nghe được tịch định như vậy
Lại còn nhiều câu trí chúng sinh
Duyên với bồ đề mà phát tâm
Vua và các con cùng đồ chúng
Phước ngũ dục đều khiến lìa, nhàm
Lúc đó Đồng Tử là thượng thủ
Ở đây bỏ nhà xuất gia liền
Sở hữu yêu thích với thầy dạy
Khắp nơi đầy người và Chư Thiên
Đồ chúng Thiện Thệ đó nhiều lắm
Ở trong, chẳng dễ được số lường
Hỷ Vương! Ông ở thuở xưa đó
Chính là Đồng Tử Pháp Thượng xưng!
Người ở trong đó làm Phụ Vương
Nay là Bồ Tát Từ Thị đó!
Các Vương Tử sở hữu lúc đó
Tức là các chúng hội ngồi đây!
Chúng sinh tại cõi tương tục này
Biết rồi khiến trong hạnh hành tịnh
Vậy nên đã nghe xong tịch định
Nên phải thọ lấy, tịnh tín luôn
Thường vì người nói không sẻn tiếc
Sẽ có Phật trí chẳng khó khăn
Số lượng phước đó chẳng dễ được
Thời gian nói, nhiều kiếp không lường
Định Thắng Thượng này nếu hay giữ
Vì chúng sẽ nói chớ buông lung.
Lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Hỷ Vương bạch Đức Phật rằng: Hy hữu!
Thưa Đức Thế Tôn! Tam Ma Địa này tạo ra nhiều lợi ích mới có thể cho các Bồ Tát các công đức pháp, khiến cho các vị ấy chuyển sanh.
Thưa Đức Thế Tôn! Bồ Tát được Tam Ma Địa này thì nên phải thân cận, nên phải tu niệm, nên phải làm nhiều những pháp gì?
Nên phải chẳng thân cận, nên phải chẳng tu niệm, nên phải chẳng làm nhiều những pháp nào?
Rất hay! Thưa Đức Thế Tôn!
Có những pháp nào?
Không có những pháp nào?
Thưa Đức Thế Tôn! Xin nguyện vì con rộng nói!
Thưa Tu Ca Đa! Xin nguyện vì con phân biệt!
Bồ Tát pháp nào có?
Pháp nào không?
Đức Phật dạy rằng: Này Hỷ Vương! Bồ Tát, ở trong lưu chuyển, không có mỏi mệt. Bồ Tát, ở trong chúng sinh, không có sai biệt. Bồ Tát, ở trong của cải, không có thọ lấy. Bồ Tát đối với thí không bất bình đẳng.
Bồ Tát đối với học không chẳng kính trọng, trì giới không có chỗ sinh, lòng không nhiệt não, lòng không khiếp nhược, không có tà giác, không chẳng suy nghĩ mà có sở đắc.
Bồ Tát, ở trong chúng sinh không có giết hại, ở trong của cải người không có trộm cắp, đối với vợ người không có ái trước, không nói nghiệp ác, không lời phá hoại, không có ác khẩu, không có nói thêu dệt, chẳng tham của người khác, không theo sân nhuế.
Không có thấy rừng hạnh nhiều, không có qua khỏi Bồ Đề ái, chẳng hủy báng pháp, chẳng khi mạn Tăng, đối với những bậc đáng tôn không ai chẳng kính trọng, ở cửa giải thoát không có kinh sợ, ở trong việc làm người khác không có mệt mỏi, chẳng tự ngợi khen, chẳng hoại kẻ khác.
Trong hành động lưu chuyển không có tùy thuận, trong hành động phi lưu chuyển không gì chẳng thuận theo, đã phát lời thề thì nhất định chẳng thay đổi, đối với việc đã làm nhất định chẳng trùng hủy, việc làm của người khác thì biết ơn, việc làm của mình thì không mong cầu.
Đối với vô lực không có khinh khi, đối với người chưa học không có chê hèn, chẳng lưu luyến vợ con, không có yêu ghét, đối với Giáo Sư không có bí mật riêng, trong pháp làm thầy không có giấu giếm, ở trong các pháp không có tư tưởng phá hại, ở trong pháp thí không có mệt mỏi.
Ở trong cầu pháp không có lười chán, chẳng do lợi ràng buộc mà có điều giảng nói, chẳng do bố thí mà làm bạn bè, chẳng dua nịnh thừa sự, không có hai lưỡi, chẳng vì huyễn hoặc mà gần gũi thừa sự, chẳng ghét đối với pháp, không ngã, ngã sở, chẳng luyến đối với thân, chẳng ái đối với mạng, không có ngã kiến.
Không có tạo oán, trong thật, chẳng thật không có hủy báng, ở trong đọa pháp không sân phát giác, chẳng phải thiếu thời ái, chẳng phụ bạn bè, đối với chỗ gần gũi cận kề không có dối lừa, trong thật và chẳng thật chẳng phạm nâng lên, thả xuống, chẳng làm lừa dối.
Chẳng điều khiển phi thời, ở trong chúng sinh khác không tư tưởng cạnh tranh, ở trong phát sự không có giải đãi, chẳng tổn đến nhẫn, chẳng đáp lại lời ác, chẳng ràng buộc với oán, chẳng khi thấp hèn, theo tiếng nói đùa không có ham mộ, ở trong tinh diệu không có chẳng xả.
Ở trong ăn uống không có chẳng phân chia, khi bố thí chẳng dùng vật xấu, ở chỗ phụ nữ không có phi hạnh, ở chỗ trượng phu không có nhiễm ô, chánh tín chẳng bỏ, học giới chẳng thông thả, không gì chẳng tàm quí, không gì chẳng tu sĩ xấu hổ, không có thiếu phước, không có thiếu nghe.
Thí rồi chẳng hối, với trí chẳng lầm lẫn, ở trong Tam Bảo không gì chẳng kính trọng, ở trong thế đế chẳng là bền chắc, ở trong thắng nghĩa không có vào nhiễm trước, không có thấy rừng hạnh rậm rạp, không có ngã thủ, chẳng quên chánh niệm, ở trong chánh đoạn không có làm khác, ở trong thần túc không có vị say.
Trong căn chẳng mềm, trong lực chẳng yếu, ở trong giác phận không có chẳng biết, với đạo không chao đão, trong Tam Ma Địa không có trước tướng, trong Xa Ma Tha không có trụ chắc chắn, đối với Tỳ Phát Xá Na không có phân biệt.
Với minh giải thoát không có độc chứng, ở trong các đế không có chướng ngại, trong qua bờ kia không chẳng phát khởi, trong tụ nhóm chẳng đắm trước, trong giới chẳng nương nhờ, chẳng phải thời chẳng được, ở trong Thanh Văn không có thấy chứng.
Đối với các Bồ Tát không chẳng phải Giáo Sư, ở trong các nhập không có ý niệm, ở các cảnh giới không có y chỉ, chẳng do tự nghiệp mà sinh đường ác, trụ ở trong thai không có khổ não, ở trong lưu chuyển không có hỷ lạc, ở trong lưu chuyển không có khổ tưởng, ở trong những chỗ sinh ra không có kinh sợ.
Đối với các chúng sinh không chẳng phải là ruộng, không thiếu hạt giống, ở chỗ gieo trồng trọn chẳng hy vọng, ở các ruộng phước người thọ không có trống khuyết, ở trong bố thí chẳng ràng buộc hạn lượng, ở trong trì giới chẳng ràng buộc hạn lượng, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định.
Trí tuệ cũng chẳng ràng buộc hạn lượng, lưu chuyển cũng chẳng ràng buộc hạn lượng, từ chẳng chia cắt, đại bi không thiên lệch, không có gia nhà mạn, không tư tài của cải mạn, không có sắc mạn, không tự tại mạn, không quyến thuộc mạn, không đa văn mạn, không trì giới mạn, không có trụ không nhàn mạn.
Không có kiêu mạn Đầu Đà công đức thiểu dục, không có mạn mạn, không có sân si, không có tùy miên ái, ở trong điên đảo không lấy làm thật, ở trong tịnh và bất tịnh chẳng lấy làm hai, chẳng ham sinh lên Trời, chẳng ưa thích dục, chẳng phải người đồng nghiệp nhất định chẳng thân cận.
Không chẳng cần siêng hợp, chẳng trì thế luận biện luận của đời, ở trong ngoại đạo không chẳng thương xót, ở trong sự vật không có ràng buộc tư tưởng, đối với tự thân ấy chẳng muốn cầu vui, không có yêu giả trá, chẳng nương cậy Ma La.
Này Hỷ Vương! Các Đại Bồ Tát đã phát lời thề thì nhất định chẳng dời đổi cho đến Bồ Đề trường rốt cùng.
Này Hỷ Vương! Các vị Đại Bồ Tát, những vị này đều không, sở hữu khác của mình chẳng được làm thì nên phải chớ làm.
Ở trong, người nào có thể tác pháp?
Này Hỷ Vương! Các Bồ Tát phải chẳng hủy báng. Bồ Tát chẳng hủy báng người khác thì tự được an định. Trong các việc làm chẳng động, chẳng hoãn thông thả, phải gánh vác gánh nặng.
Ở trong việc đen hắc sự phải chẳng làm theo. Ở trong việc trắng bạch sự phải làm lợi ích. Trong phần ít hạnh phải làm vượt qua. Trong vô lượng hạnh cũng phải đã vào. Trong việc thấm nhuần yêu thương phải làm xa lìa.
Ở trong pháp lượng sẽ chẳng xa lìa. Đối với khổ sinh tử sẽ được giải thoát. Ở trong cuộc sống suy nghĩ, đã sinh ra thì sẽ chẳng giải thoát. Trong nghiệp bất thiện phải chẳng nhiếp lấy. Đối với các căn phải làm nhiếp lấy. Trong phiền não thí Bồ Tát phải bỏn xẻn.
Ở trong pháp thí Bồ Tát phải chẳng xẻn lậu. Trong ngoại đao học phải chẳng tu học. Trong các chỗ Phật cho học phải giỏi tu học. Trong chẳng bình đẳng thấy nhẫn phải làm bất nhẫn. Trong chánh kiến nhẫn phải đầy đủ nhẫn. Trong ác tác nghiệp, phải làm giải đãi. Trong thiện tác nghiệp phải phát tinh tấn.
Ở trong Phi tưởng, Phi phi tưởng sinh thì phải quên nhớ nghĩ. Ở trong năm thông dong chơi phải có mùi vị định. Ở trong chú thuật đáng sợ, đạo dùng độc, dựng dậy thay chết phải làm vô trí.
Trong trí xuất thế phải làm trí tuệ. Phải như vầng trăng đối với các chúng sinh lòng bình đẳng, bạch pháp tăng trưởng. Phải như mặt trời xa lìa tối đen, tạo tác trí quang minh. Phải như đất xa lìa cả hai, đối với các chúng sinh lòng bình đẳng. Phải như nước sạch cùng với chẳng sạch, các cặn không ghét.
Phải như lửa, các phiền não thiêu cháy. Phải như gió, đối với các pháp không sở trước. Phải như hư không, vô lượng trí. Phải như biển, cầu thiện căn không chán đủ. Phải như núi Mê Lưu, các luận sự khác chẳng thể hàng phục.
Phải như hoa sen, tám tháp thế gian chẳng nhiễm trước. Phải như cây cối, không phân biệt, phải như chủng tính, pháp vô tận, các phiền não chẳng thể dày xéo. Trong hạnh chúng sinh phải thú hướng, chẳng chấp trước các thú hướng, phải hướng vào trong Niết Bàn.
Phải tạo tác ruộng thiện, trừ khử gai nhọn ác sân hận. Phải khéo chọn lựa niềm tin làm hạnh ban đầu. Phải được quả lớn, nói Bốn Đế. Phải được lợi lớn ở trong Phật Pháp. Phải được vô chướng ở trong trí giải thoát Tam Ma Địa tam ma phát đế. Phải được hoan hỷ bằng Pháp Hỷ. Phải được đã qua ở trong bùn khổ sinh tử.
Phải rơi vào tương ứng, phương tiện khéo léo. Phải tạo tác nghiệp thiện, thoát ly chẳng tương ứng. Phải quan sát thiện nhẫn ở trong chứng. Phải tạo tác ái ngữ bằng tịnh tín bên trong. Phải tạo tác bạn bè bền chặc cho đến Niết Bàn, bạn bè tối thắng vậy.
Phải tạo tác thuần hậu, không huyễn hoặc. Phải tạo tác chất trực, không dua nịnh quanh co. Phải tạo tác nhu nhuyến, dễ ở chung, phải tạo tác khả lạc, tin nhuần bên trong. Phải đến các nơi, tùy thuận di chuyển.
Phải tạo tác nhuận trạch thấm nhuần bằng đại bi. Phải tạo tác khát ngưỡng đối với Bồ Đề trường. Phải tạo sự chẳng thèm khát ở trong các dục. Phải khiến no đủ đối với các Thanh Văn. Phải tạo sự giáo hóa đối với các Duyên Giác.
Phải tạo nhớ nghĩ đối với các căn lành. Phải tạo sự phát giác ở trong bất thiện. Phải tạo tác thủ hộ đối với chánh pháp. Phải tạo tác sự chẳng đoạn dứt đối với Tam Bảo Chủng. Phải tạo sự rực cháy đối với các pháp thiện.
Này Hỷ Vương! Các Đại Bồ Tát phải tịch diệt các nghiệp ác.
Này Hỷ Vương! Ta lược nói pháp bất thiện mà các Bồ Tát không có vậy. Các hành động, các thiện pháp nên phải, ta nói có vậy.
Như thế, các ông phải học! Ta nói lời dạy bảo như vậy! Khi Đức Phật nói Kinh này thì Đại Bồ Tát Hỷ Vương vui mừng và những Đại Bồ Tát từ các phương khác đến tập họp, cùng các đại chúng Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà v.v… nghe lời Đức Phật nói không ai chẳng tùy hỷ, vui mừng, nhảy nhót, chẳng thể tự kềm chế, siêng làm cúng dường. Đối với lời Đức Phật nói họ đều rất vui mừng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Mười Một - Vô Vi Phước Thắng
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Bốn - Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp - Kinh Thị Giả
Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Hai Mươi Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tháo Quán Trượng
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ma Già
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Bốn Mươi Bốn
Phật Thuyết Kinh Phật Vị ưu điền Vương Thuyết Vương Pháp Chánh Luận
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Bốn Mươi Mốt - Phẩm Tín Hủy
Phật Thuyết Kinh đại Tập Những điều Bồ Tát Hư Không Tạng Hỏi Phật - Phần Mười Bảy