Phật Thuyết Kinh Quảng Bác Nghiêm Tịnh Bất Thoái Chuyển Luân - Phần Mười Một
Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trí Nghiêm, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH
BẤT THOÁI CHUYỂN LUÂN
Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trí Nghiêm, Đời Đường
PHẦN MƯỜI MỘT
Cái gọi là sắc ấm
Sắc ấm không có ngã
Lời chẳng tự tại, không
Rốt ráo chẳng sinh diệt.
Tánh lời nói đã nói
Rốt ráo không thật có
Vì không thật có nên
Gọi tên là sắc ấm.
Thọ, tưởng cũng như vậy
Hành, thức cũng như thế
Vì không có, lời nói
Gọi tên là năm ấm.
Ấm này chẳng thể nói
Cũng lại chẳng thể đoạn
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Không chỗ, chẳng vô thường.
Chẳng phiền não, giải thoát
Chẳng báo, cũng chẳng nghiệp
Chẳng giữ cũng chẳng bỏ
Chẳng đùa bỡn, vắng lặng.
Cũng chẳng Xa ma tha
Chẳng Tỳ Bà xa na
Chẳng ham nhiều, biết đủ
Chẳng tinh tấn, biếng nhác.
Chẳng động cũng chẳng hối
Cũng không có thêm, bớt
Không được pháp sinh ra
Có thể dùng làm giới
Không tu, không phân biệt
Giảng nói không phân biệt
Không sợ, không tranh chấp
Không buộc, cũng không mở.
Do đó vào lời nói
Lời nói không chỗ nhập
Lời nói và nói pháp
Không lời nói mà nói.
Tự mình hiện thấy được
Nói pháp vô cùng tận
Nương pháp chánh định ấy
Chẳng đắm mọi lời nói.
Có trí hiện thấy này
Biết lời nói bình đẳng
Như nói năng các pháp
Dùng không lời để nói
Đã được hiện thấy này
Nên đạt được tự tại
Không còn theo người khác
Đó gọi là Chánh Giác
Bích Chi Phật khó nghĩ.
Lại nữa, này A Nan! Các Đại Bồ Tát hiện thấy vô minh và vô minh hành, không dấy tưởng chấp, biết tự tánh của thức, biết tư tánh của danh sắc, biết tự tánh của lục nhập, biết tự tánh của xúc, biết tự tánh của thọ, biết tự tánh của ái, biết tự tánh của thủ, biết tự tánh của hữu, biết tự tánh của sinh, biết tự tánh của già chết. Đối với các pháp này hiện thấy rõ ràng gọi là Bích Chi Phật.
Lúc này, Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói bài kệ sau đây:
Nhận thức về vô minh
Rốt ráo chẳng hề sinh
Như bóng dưới đáy nước
Đầu, cuối không thật có
Thấy rõ tất cả pháp
Không có tướng dao động
Nếu thấy pháp như vậy
Nên gọi là thông sáng.
Tánh sáng như hư không
Tất cả pháp đều thế
Nếu nhận thức được vậy
Đó gọi Bích Chi Phật.
Như nói hành thân này
Là không ở bên trong
Cũng không ở bên ngoài
Hành thân này không sinh.
Hành thân như cây chuối.
Rốt ráo không bền chắc
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Tánh ấy như hư không.
Các Bồ Tát không sợ
Nếu được nhận thức ấy
Đó gọi là Chánh Giác
Bích Chi Phật khó lường.
Biết rõ tất cả pháp
Tánh chất là như huyễn
Cũng tin hiểu sâu xa
Biết tánh không thật có.
Quán sát thức như vậy
Mọi tạo tác đều vọng
Do rõ được như thế
Biết tánh thức là không.
Đã biết trí, chẳng trí
Tất cả chỗ không nhiễm
Nếu biết pháp như vậy
Nên thức đồng với huyễn.
Như nói các danh sắc
Vô thọ, không thể nói
Biết rõ tanh, tướng ấy
Rốt ráo không thật có
Nói được tánh các nhập
Mà không có tướng chấp
Biết nhập được như vậy
Vì đó là tánh không.
Tánh xúc đâu cũng có
Có mặt trong các nhập
Khi quán sát lúc này
Như huyễn, không thật có.
Tánh xúc vốn tự không
Vì phân biệt nên biết
Nhưng tánh các xúc này
Chỗ trụ không nơi chốn.
Nếu hiện thấy được xúc
Người trí xa lìa được
Có tuệ xa lìa xúc
Đó gọi Bích Chi Phật.
Biết tướng thọ là không
Thọ cũng không tự tánh
Như bọt không bền chắc
Rốt ráo không thật có
Đã đoạn tất cả ái
Thông đạt pháp vô ái
Đã đến chỗ ái hết
Đó gọi Bích Chi Phật.
Biết thủ không chỗ thủ
Cũng biết thủ là không
Chẳng sinh, không thật có
Như Trời nóng lửa nóng
Xưa nay các tưởng hữu
Và vốn có tưởng sinh
Nếu rõ tánh tưởng này
Rốt ráo không thật co.
Đã lìa tất cả già
Thì không còn phải chết
Ở mọi nơi mọi chốn
Không còn thọ thân nữa.
Đã được nhận thức ấy
Nên không có chỗ nương
Gọi là Bích Chi Phật
Giảng nói các Bồ Tát.
Như thế, này A Nan! Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện vì hàng Thanh Văn nói các Đại Bồ Tát được gọi là Bích Chi Phật.
Như thế, này A Nan! Các Đức Phật Như Lai nói các Đại Bồ Tát được gọi là kiên tín, kiên pháp, tám bậc, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Thanh Văn, Bích Chi Phật.
Bấy giờ, Tôn Giả A Nan nói kệ rằng:
Bậc Đạo Sư tự tại
Chẳng thể nói mà nói
Trong không trung tạo buộc
Cũng trong không mà mở.
Phật có phương tiện lớn
Giảng nói pháp không đắm
Đối pháp không thể nói
Mà phân biệt giảng nói.
Lúc bấy giờ, Tôn Giả A Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng sinh ở thế gian đều sinh nghi ngờ không thể hiểu rõ, vì sao Như Lai Đẳng Chánh Giác nói về, kiên tín, kiên pháp, cho đến Bích Chi Phật?
Phật bảo A Nan: A Nan nên biết! Nếu có chúng sinh đối với các hạnh lành mà các Đức Phật quá khứ đã thực hành mà hiểu được mật ngữ của Như Lai thì sẽ không sinh tâm nghi ngờ.
Vì sao?
Vì biết mật ngữ của Như Lai như huyễn, như ánh lửa khi Trời nóng, như cảnh trong mộng, như bóng, như tiếng vang.
Này A Nan! Người biết mật ngữ như thế sẽ không sinh tâm, nghi ngờ.
Cho nên, này A Nan! Các Đại Bồ Tát đối với mật ngữ của Như Lai Đẳng Chánh Giác nên biết như thế. Nếu có người siêng năng thực hành mà không thấy mình tinh tấn, siêng năng tu tập trí tuệ mà không thấy mình được trí tuệ thì không sinh tâm nghi ngờ.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:
Các Phật dẫn dắt đời
Nói mật ngữ khó biết
Phát khởi trang nghiêm lớn,
Không khác Bồ Tát nói.
Kẻ trí kém, biếng lười
Chẳng hiểu được mật ngữ
Phải nên siêng tinh tấn
Mới mong thấu đạt được.
Như huyễn, cảnh trong mộng
Như ánh chớp, tiếng vang
Dùng lời nói hiển bày
Các pháp như vậy thảy.
Biết các Phật như thế
Lời mật ngữ nói ra
Dùng trí tuệ như thế
Soi sáng trí vi mật.
Chẳng nên biết như thế
Bồ Đề có thể nói
Nên giác biết như vậy:
Vô ngôn ngữ nên không
Không chẳng thể biết không
Không, chẳng phân biệt không
Dứt tất cả phân biệt
Hiển bày không như thế
Hư không chẳng chỗ chấp
Cũng không có lấy, bỏ
Cho nên, biết pháp không.
Phật bảo A Nan: Nếu biết pháp hữu vi như thế đều như mộng mà không buông lung thì không sinh tâm nghi ngờ.
Khi Đức Phật nói pháp này, có năm ức Tỳ Kheo phát tâm kiên tín, liền đứng dậy, sửa sang y phục để trần vai bên phải, gối bên phải quỳ sát đất, nhất tâm chắp tay đều cùng hòa hợp, đứng trước Phật nói kệ:
Hôm nay Đức Mâu Ni
Dứt tâm nghi chúng con
Được hiểu nghia vi mật
Để tin cầu bồ đề.
Lại có năm ức vị Tỳ Kheo phát tâm kiên pháp, nghe các Tỳkheo nói bài kệ ấy liền đứng dậy chắp tay, đứng trước Phật, nói kệ:
Nay nhờ ánh bồ đề
Chiếu trừ mọi nghi tối
Được hiểu nghĩa vi mật
kiên pháp cầu bồ đề.
Lại có mười ức vị Tỳ Kheo phát tâm tám bậc, nghe các Tỳkheo nói kệ ấy liền đứng dậy, hòa hợp đứng trước Phật, nói kệ:
Trước trụ tâm tám địa
Hôm nay đều dứt bỏ
Hiểu được nghĩa vi mật
Tám bậc cầu giác ngộ.
Lại có mười một ức vị Tỳ Kheo phát tâm Tu Đà Hoàn, nghe các Tỳ Kheo nói kệ ấy liền đứng dậy, hòa hợp đứng trước Phật, nói kệ:
Nay đối với pháp Phật
Xé rách được lưới nghi
Rõ mật ngữ của Phật
Giảng nói Tu Đà Hoàn.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Con đường Tu Hành - Phẩm Hai Mươi Hai - Thần Túc
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đạo Vu
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Ba - Phẩm Xá Lê Tử Tương ưng - Kinh Thủy Dụ
Phật Thuyết Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Thần Chú Trừ Chướng Diệt Tội - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Bi Hoa - Phẩm Ba - Phẩm Bố Thí Lớn - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đẳng Tập Chúng đức Tam Muội - Phần Chín
Phật Thuyết Kinh Bổn Sự - Phẩm Một - Phẩm Pháp Một - Phần Bốn