Phật Thuyết Kinh Tám Con đường Chính đúng

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH

TÁM CON ĐƯỜNG CHÍNH ĐÚNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc tại nước Xá Vệ.

Đức Phật bảo các Đệ Tử: Hãy lắng nghe! Ta nói về con đường sai lệch tà đạo, cũng nói về con đường chính đúng Chánh Đạo.

Nhóm nào là con đường sai lệch?

Chẳng nhìn thấy chân thật không có sai lầm bất đế kiến.

Chẳng nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm bất đế niệm.

Chẳng nói năng chân thật không có sai lầm bất đế ngữ.

Chẳng sửa trị chân thật không có sai lầm bất đế trị.

Chẳng mong cầu chân thật không có sai lầm bất đế cầu.

Chẳng thực hành chân thật không có sai lầm bất đế hành.

Chẳng khởi ý chân thật không có sai lầm bất đế ý.

Chẳng an định chân thật không có sai lầm bất đế định.

Đây là con đường thực hành tám điều sai lệch.

Nhóm nào là con đường thực hành tám điều chính đúng?

1. Nhìn thấy chân thật không có sai lầm đế kiến.

Đế kiến là nhóm nào?

Tin vào sự bố thí, tin vào sự lễ lạy Lễ: Biểu đạt cho hành vi của ý cung kính, tin vào đền miếu cúng tế Từ. Tin vào hành động thiện ác, phước tự nhiên. Tin tưởng cha mẹ.

Tin tưởng Đạo Nhân trong thiên hạ. Tin tưởng mong cầu đạo. Tin tưởng sự thực hành chân thật không có sai lầm đế hành. Tin tưởng sự thọ nhận chân thật không có sai lầm đế thọ. Đời này đời sau tự thông tuệ hiệt, được chứng, tự thành. Liền đem thông báo, nói đây là đế kiến.

2. Nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm đế niệm là nhóm nào?

Nơi mà Ý đã vứt bỏ tham dục, vứt bỏ nhà cửa. Chẳng cáu giận sân tức giận khuể giận dữ nộ. Chẳng xâm phạm lẫn nhau. Đây là đế niệm.

3. Nói năng chân thật không có sai lầm đế ngữ là nhóm nào?

Chẳng nói lời ly gián lưỡng thiệt: Paiśunya. Chẳng đem chuyện của người này nói cho người khác biết truyền ngữ. Chẳng mắng chửi độc ác ác mạ, chẳng nói dối vọng ngữ. Đây là đế ngữ.

4. Thực hành chân thật không có sai lầm đế hành là nhóm nào?

Chẳng sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Đây là đế hành.

5. Thọ nhận chân thật không có sai lầm đế thọ là nhóm nào?

Là nghe có đạo thì pháp Dharma mà đệ tử mong cầu chẳng phải là phi pháp trái ngược với pháp luật, không hợp với khuôn mẫu, chẳng tốt lành. Cơm, thức ăn, giường nằm, bệnh tật, gầy ốm thì pháp chân chính mong cầu chẳng thể là phi pháp. Đây là đế thọ.

6. Sửa trị chân thật không có sai lầm đế trị là nhóm nào?

Ý sinh tử cùng hợp với hạnh tinh tiến đã thực hành, dốc sức thực hành nhân duyên liền tinh tiến chẳng chán, gìn giữ ý. Đây là đế trị.

7. Ý chân thật không có sai lầm đế ý là nhóm nào?

Hành sinh tử hợp với ý niệm. Hướng ý niệm chẳng sằng bậy chẳng cộng chung với ý mong cầu. Đây là đế ý.

8. An định chân thật không có sai lầm đế định là nhóm nào?

Ý sinh tử hợp với sự nghĩ nhớ, dừng hình tướng, dừng sự hộ giúp. Đã dừng lại dĩ chỉ, tụ họp dừng lại tụ chỉ thì chẳng thể làm chẳng thể gây ra hết thảy tội, chẳng bị rơi vào trung đình bộ phận ngay chính giữa bên dưới thềm bậc ở phía trước Miếu Đình…ý nói là không bị rơi khỏi đạo giải thoát. Đây gọi là Đế Định.

Này Tỳ Kheo! Hết thảy đệ tử của đạo nên thọ nhận đường lối chân thật không sai lầm đế đạo của tám loại hạnh này. Như thuyết thực hành thì có thể được hiểu biết tám lối nẻo của đạo.

1. Nhìn thấy chân thật không có sai lầm đế kiến.

Tin vào sự bố thí thì đời sau được phước đầy đủ.

Tin vào sự lễ lạy thì nhìn thấy Sa Môn, Đạo Nhân liền làm lễ cầu phước.

Tin tưởng đền miếu thì treo lụa màu, đốt hương, rải hoa, thắp đèn.

Tin vào mười điều thiện đã làm thì đây là tự nhiên được Phước.

Tin tưởng cha mẹ thì tin vào sự hiếu thuận.

Tin tưởng đạo nhân trong thiên hạ thì vui nhận Kinh.

Tin tưởng sự mong cầu đạo để thực hành đạo.

Tin vào sự thực hành chân thật không có sai lầm đế hành thì chặt đứt được ý ác.

Tin tưởng sự thọ nhận chân thật chẳng sai lầm đế thọ thì chẳng phạm giới.

Đời này đời sau tự thông tuệ, vì được thông tuệ cho nên hay dạy bảo người được chứng. Tự thành thì hay thành người. Hay thành tựu cho người khác, liền báo nói cho nhau biết.

2. Nghĩ nhớ chân thật không có sai lầm đế niệm. Điều mà ý đã khởi là tâm ý mê loạn thất ý. Muốn vứt bỏ nhà cửa là nghĩ nhớ đến đạo. Chẳng cáu giận, tức giận, giận dữ là nhẫn nhục. Chẳng xâm phạm lẫn nhau là ý ngay thẳng chính đúng.

3. Nói năng chân thật không có sai lầm đế ngữ. Chẳng mắng chửi ác độc, chẳng phạm vào bốn lỗi của cái miệng, chỉ nói đến điều thiết yếu chân thật không sai lầm của đạo phẩm.

4. Thực hành chân thật không sai lầm đế hành. Chẳng sát sinh, trộm cắp, tà dâm mà thực hành niềm tin chân thành thành tín.

5. Mong cầu chân thật không có sai lầm đế cầu là chỉ mong cầu một cái áo, một bữa ăn là cách chữa trị rẻ nhất tiện y.

6. Sửa trị chân thật không có sai lầm đế trị là hướng đến Tam Thập Thất Phẩm Kinh, Kinh dạy về ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

7. Ý chân thật không có sai lầm đế ý là hàng ngày tăng thêm Tam Thập Thất Phẩm Kinh chẳng lìa ý.

8. Dừng lại chân thật không có sai lầm đế chỉ là chẳng quên nhân duyên. Sự dừng lại thường quay lại ý hộ giúp. Đã dừng lại thì tất cả không có chỗ bị phạm, tụ họp dừng lại thì được phước đạo Puṇya mārga Đức Phật nói điều này xong, thời đại chúng đều rất vui vẻ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần