Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bảy - Bảy Pháp - Phẩm Năm - Phẩm đại Tế đàn - Phần Sáu - Tưởng 2

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BẢY

BẢY PHÁP  

PHẨM NĂM

PHẨM ĐẠI TẾ ĐÀN  

PHẦN SÁU

TƯỞNG 2  

Có bảy tưởng này, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

Thế nào là bảy?

Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả Thế Giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.

Tưởng bất tịnh, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy.

Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỳ Kheo, khi một Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục. Do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán.

Ví như, này các Tỳ Kheo, lông gà hay là dây gân quăng vào lửa thời thối lui, trở lưng, quay lưng, và không căng thẳng. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, khi một Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục. Do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán.

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, nhưng tâm lại chạy theo, đắm vào dâm dục, không khởi lên nhàm chán, thời Tỳ Kheo ấy cần phải hiểu rằng: Tưởng bất tịnh không được ta tu tập, ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả tu tập. Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục.

Do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời Tỳ Kheo ấy cần phải hiểu rằng: Tưởng bất tịnh được ta tu tập, ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả tu tập. Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng bất tịnh, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

Tưởng chết, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, được nói đến như vậy.

Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo sống nhiều với tưởng chết, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng không thích thú sự sống, do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời như ở trên, chỉ khác trước là tưởng bất tịnh, đây là tưởng chết, với sự thay đổi cần thiết. Do duyên gì được nói đến như vậy.

Tưởng nhàm chán đối với món ăn, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến.

Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng nhàm chán đối với các món ăn, thời tâm thối lui không tham ái các vị.

Do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời như ở trên, chỉ khác đây là tưởng nhàm chán đối với các món ăn.

Do duyên gì được nói đến như vậy. Tưởng không hoan hỷ đối với các Thế Giới, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến.

Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với tưởng không hoan hỷ đối với các Thế Giới, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lòe loẹt của Thế Giới.

Do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời như ở trên, chỉ khác đây là tâm không hoan hỷ đối với các Thế Giới và những thay đổi cần thiết Do duyên gì được nói đến như vậy. Tưởng vô thường, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến.

Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với tưởng vô thường, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng.

Do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời như ở trên, chỉ khác đây là tưởng vô thường với những thay đổi cần thiết

Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy.

Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát, ví như một kẻ giết người giơ đao lên.

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, nhưng các tưởng sợ hãi sắc bén không được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát, thời không giống như một kẻ giết người giơ đao lên.

Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy cần phải hiểu rằng: Tưởng khổ trên vô thường không được ta tu tập. Ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập.

Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát, ví như một kẻ giết người giơ đao lên.

Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo cần phải hiểu rằng: Tưởng khổ trên vô thường được ta tu tập. Ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập. Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy.

Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỳ Kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến.

Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với tâm chất chứa tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỳ Kheo, ý của vị ấy không thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, không khéo giải thoát, không được an tịnh, không vượt qua các thiên kiến.

Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy cần phải hiểu rằng: Tưởng vô ngã trên khổ không được ta tu tập.

Ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập. Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy.

Nhưng này Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỳ Kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn đối với cái thân có thức và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến.

Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy cần phải hiểu rằng: Tưởng vô ngã trên khổ được ta tu tập. Ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập.

Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

Bảy tưởng này, này các Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho viên mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần