Phật Thuyết Kinh Bất Tự Thủ ý

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT

KINH BẤT TỰ THỦ Ý

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Chi Khiêm, Đời Ngô  

Nghe như vậy, một thời Đức Phật ở tại nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ ngài bảo các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nên im lặng.

Phật bảo, lắng nghe ta nói về việc tự giữ  ý và không tự giữ ý. Các Tỳ Kheo chắp tay lắng nghe lời Phật.

Phật bảo các Tỳ Kheo, lý do gì gọi là không tự giữ?

Nếu con mắt không khép lại, hoặc con mắt rơi vào sắc thức, tâm liền rong duổi. Tâm đã rong duổi bèn không được định ý. Đã không được định ý thì không biết được như thực.

Lý thực hữu của vạn pháp đã không hiểu thì cũng không thấy được thực hữu. Đã không hiểu không thấy được thực hữu thì không xả được nghiệp hoặc, cũng không thoát khỏi vô minh rồi bị trói buộc bởi các nhân duyên khác.

Từ nhận thức sai biệt này đến sai biệt khác dẫn đến đau khổ chẳng an ổn. Như thế mà nói, tai cũng vậy, mũi cũng vậy, miệng cũng vậy, thân cũng vậy, và ý cũng vậy. Như vậy mà tác động gọi là không tự giữ.

Phật bảo các Tỳ Kheo, lý do gì gọi là tự giữ?

Nếu tự giữ con mắt, ngăn nhãn thức không rơi vào sắc, tâm liền không dong duổi. Tâm đã không dong duổi thì đạt được an lạc. Đã có an lạc thì được định ý.

Đã được định ý liền rõ được thực hữu tri cái biết thực hữu và rõ được thực hữu kiến cái thấy thực hữu. Rõ thực tri và thực kiến rồi thì xả được hoặc nghiệp và thoát khỏi vô minh, và không có gì là không như thực, nhân đây đạt được trí huệ, tâm được an ổn.

Sáu căn cũng như đây mà nói, như vậy gọi là tự giữ. Những gì nói về tự giữ và không tự giữ là như vậy. Phật nói như vậy, tất cả đều vui vẻ tin nhận.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần