Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Ba - Phẩm Uruvelà - Phần Tám - Truyền Thống

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BỐN

BỐN PHÁP  

PHẨM BA

PHẨM URUVELÀ  

PHẦN TÁM

TRUYỀN THỐNG  

Có bốn truyền thống Bậc Thánh này, này các Tỳ Kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa Môn, Bà La Môn có trí quở trách.

Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo biết đủ với bất cứ loại y nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại y nào, không vì nhân y phục rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp.

Nếu không được y, không có lo âu tiếc nuối. Nếu được y không có tham lam, mê say, tham đắm. Thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ y, không vì biết đủ với bất cứ loại y nào, không có khen mình chê người.

Ai ở đây, khôn khéo thiện xảo, không có thụ động, tỉnh giác, Chánh niệm, này các Tỳ Kheo, đấy gọi là Tỳ Kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, không vì nhân khất thực rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp.

Nếu không được đồ ăn khất thực, không có lo âu tiếc nuối. Nếu được đồ ăn khất thực, không có tham lam, mê say, tham đắm.

Thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ đồ ăn khất thực, không vì biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, không có khen mình, chê người. Ai ở đây khôn khéo thiện xảo, không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỳ Kheo, đây gọi là Tỳ Kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, không vì nhân sàng tọa rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp.

Nếu không được sàng tọa, không có lo âu tiếc nuối. Nếu được sàng tọa, không có tham lam, mê say, đắm đuối. Thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ sàng tọa, không có khen mình chê người.

Ai ở đây khôn khéo, thiện xảo, không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỳ Kheo, đây gọi là vị Tỳ Kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận, nhưng không vì ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận mà khen mình chê người.

Ai ở đây khôn khéo, không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỳ Kheo, đây gọi là Tỳ Kheo đứng trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Bốn truyền thống bậc Thánh này, này các Tỳ Kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa Môn, Bà La Môn có trí quở trách.

Thành tựu bốn Thánh truyền thống này, này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo trú ở phương Ðông, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Tây, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy.

Nếu trú ở phương Bắc, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Nam, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy.

Vì cớ sao?

Này các Tỳ Kheo, vì bậc trí nhiếp phục không hoan hỷ và hoan hỷ.

Hoan hỷ không nhiếp phục,

Không nhiếp phục bậc trí,

Không hoan hỷ không nhiếp,

Không nhiếp phục bậc trí,

Bậc Trí nhiếp phục được,

Nhiếp phục không hoan hỷ.

Vị xóa bỏ mọi nghiệp,

Trừ khử và ngăn chặn,

Như vàng ròng Diêm Phù.

Ai xứng đáng cất giữ?

Chư Thiên khen vị ấy,

Phạm Thiên cũng tán thán.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần