Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Bốn - Phẩm Bánh Xe - Phần Năm - Vassakàr
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG BỐN
BỐN PHÁP
PHẨM BỐN
PHẨM BÁNH XE
PHẦN NĂM
VASSAKÀR
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha Vương Xá, tại Veluvanna Trúc Lâm chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà La Môn Vassakàra, vị Đại Thần xứ Magadha, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Bà La Môn Vassakàra nói với Thế Tôn: Người nào thành tựu bốn pháp, thưa Tôn Giả Gotama, chúng tôi tuyên bố là bậc Ðại Tuệ, là bậc Ðại Nhân.
Thế nào là bốn?
Ở đây, này Tôn Giả Gotama, người nghe nhiều, được nghe điều gì, điều gì, vị ấy biết ý nghĩa của lời ấy: Ðây là ý nghĩa của lời này. Ðây là ý nghĩa của lời này.
Có chánh niệm, ức niệm nhớ đến điều đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Lại trong các công việc của gia chủ, những công việc gì cần phải làm, vị ấy ở đây có thiện xảo, không có thụ động, thành tựu với sự quán sát về phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức.
Thưa Tôn Giả Gotama, thành tựu với bốn pháp này, chúng tôi tuyên bố là bậc Ðại Tuệ, là bậc Ðại Nhân.
Nếu Tôn Giả Gotama nghĩ con đáng được tùy hỷ, mong Tôn Giả Gotama hãy tùy hỷ con!
Nếu Tôn Giả Gotama nghĩ con đáng bị bài xích, Tôn Giả Gotama hãy bài xích con!
Này Bà La Môn, ta không tùy hỷ, ta không bài xích ông. Này Bà La Môn, thành tựu với bốn pháp này, ta tuyên bố là bậc Ðại Tuệ, bậc Ðại Nhân.
Thế nào là bốn?
Ở đây, này Bà La Môn, có người thực hiện hướng đến hạnh phúc cho nhiều người, hướng đến an lạc cho nhiều người.
Với người này, nhiều người được an lập trên Thánh lý, tức là hiền thiện pháp tánh, thiện pháp tánh.
Với tầm tư nào vị ấy nghĩ cần phải tầm tư, vị ấy tầm tư tầm tư ấy.
Với tầm tư nào vị ấy nghĩ không cần phải tầm tư, vị ấy không tầm tư tầm tư ấy.
Với tư duy nào vị ấy nghĩ cần phải tư duy, vị ấy tư duy tư duy ấy.
Với tư duy nào vị ấy nghĩ không cần phải được tư duy, vị ấy không tư duy tư duy ấy.
Như vậy, vị ấy đạt được tâm tự tại trong các đường hướng tầm tư, đối với bốn thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, vị ấy được không khó khăn, được không mệt nhọc, được không phí sức.
Do đoạn diệt các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Này Bà La Môn, ta không tùy hỷ, ta không bài xích ông. Thành tựu với bốn pháp này, này Bà La Môn, ta tuyên bố là bậc Ðại Tuệ, là bậc Ðại Nhân.
Thật vi diệu thay, thưa Tôn Giả Gotama! Thật hy hữu thay, thưa Tôn Giả Gotama!
Cho đến như vậy, Tôn Giả Gotama đã khéo nói. Chúng con thọ trì rằng Tôn Giả Gotama đã thành tựu bốn pháp này, Tôn Giả Gotama đã thực hành, hướng đến hạnh phúc cho nhiều người, hướng đến an lạc cho nhiều người, đã an lập nhiều người trên Thánh lý, tức là hiền thiện pháp tánh, thiện pháp tánh.
Tôn Giả Gotama là vị, với tầm tư nào, vị ấy nghĩ cần phải tầm tư, vị ấy tầm tư tầm tư ấy. Với tầm tư nào, vị ấy nghĩ không cần phải tầm tư, vị ấy không tầm tư tầm tư ấy.
Với tư duy nào, vị ấy nghĩ cần phải tư duy, vị ấy tư duy tư duy ấy. Với tư duy nào, vị ấy nghĩ không cần phải tư duy, vị ấy không tư duy tư duy ấy.
Tôn Giả Gotama đạt được tâm tự tại trong các đường hướng tầm tư, Tôn Giả Gotama đối với bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức.
Tôn Giả Gotama, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Thật vậy, này Bà La Môn, lời tuyên bố của ông là một thách thức cho ta và ta sẽ trả lời cho ông. Này Bà La Môn, ta đã thực hành, hướng đến hạnh phúc cho nhiều người, hướng đến an lạc cho nhiều người, đã an lập nhiều người trên Thánh lý, tức là hiền thiện pháp tánh, thiện pháp tánh.
Ta là vị, với tầm tư nào ta nghĩ cần phải tầm tư, ta tầm tư tầm tư ấy. Với tầm tư nào ta nghĩ không cần phải tầm tư, ta không tầm tư tầm tư ấy.
Với tư duy nào ta nghĩ cần phải tư duy, ta tư duy tư duy ấy, với tư duy nào ta nghĩ không cần phải tư duy, ta không tư duy tư duy ấy.
Này Bà La Môn, ta đạt được tâm tự tại trong các đường hướng tầm tư. Này Bà La Môn đối với bốn thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, ta có được không khó khăn, ta có được không mệt nhọc, ta có được không phí sức.
Này Bà La Môn, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với Thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Ai trong mọi chúng sanh,
Hiểu rõ được giải thoát,
Khỏi cạm bẫy Thần chết,
Vì hạnh phúc Nhân Thiên,
Tuyên bố về chánh lý,
Tuyên bố về chánh pháp.
Quần chúng thấy nghe vậy,
Liền hoan hỷ tịnh tín,
Thiện xảo đạo, phi đạo,
Việc nên làm đã làm,
Vô lậu bậc giác ngộ,
Với thân này thân cuối,
Ngài được gọi tôn xưng,
Bậc Ðại Tuệ, Ðại Nhân.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Mười Ba - Phẩm Lục đáo Bỉ Ngạn
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh Ca Diếp Sư Tử Hống
Phật Thuyết đại Cát Tường Thiên Nữ Mười Hai Khế Một Trăm Lẻ Tám Danh Vô Cấu đại Thừa Kinh - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Lâu Thán - Phẩm Mười - Phẩm Chiến đấu
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Hai - Kinh Pháp Cú - Chương Hai Mươi Mốt - Phẩm Tạp Lục
Phật Thuyết Kinh Quang Tán - Phẩm Ba - Phẩm Hành Không - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Chín - Phẩm Nhân - Kinh đại Nhân
Phật Thuyết Kinh Cha Con Gặp Nhau - Phẩm Hai Mươi Năm - Thọ Ký Ngoại đạo Bà La Môn
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thập Lực - phần Hai