Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Loài Người - Phần Tám - Viễn Ly

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BỐN

BỐN PHÁP  

PHẨM MƯỜI BỐN

PHẨM LOÀI NGƯỜI  

PHẦN TÁM

VIỄN LY

 

Có bốn hạng người này, này các Tỳ Kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

Thế nào là bốn?

Thân viễn ly, tâm không viễn ly.

Thân không viễn ly, tâm viễn ly.

Thân không viễn ly, tâm không viễn ly.

Thân viễn ly và tâm viễn ly.

Này các Tỳ Kheo, thế nào là thân viễn ly, tâm không viễn ly?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng. Vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là hạng người thân viễn ly, nhưng tâm không viễn ly.

Này các Tỳ Kheo, thế nào là thân không viễn ly, nhưng tâm viễn ly?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng. Vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ đến tầm vô sân, nghĩ đến tầm bất hại. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là hạng người thân không viễn ly, nhưng tâm viễn ly.

Này các Tỳ Kheo, thế nào là thân không viễn ly, tâm không viễn ly?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng. Tại đấy, vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là hạng người thân không viễn ly, tâm không viễn ly.

Này các Tỳ Kheo, thế nào là thân viễn ly và tâm viễn ly?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng. Vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ đến tầm không sân, nghĩ đến tầm không hại. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là hạng người thân viễn ly và tâm viễn ly. Có bốn hạng người này, này các Tỳ Kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần