Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Mười Tám - Phẩm Tư Tâm Sở - Phần Hai - ðược Ngã Tánh

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BỐN

BỐN PHÁP  

PHẨM MƯỜI TÁM

PHẨM TƯ TÂM SỞ  

PHẦN HAI

ÐƯỢC NGÃ TÁNH

 

Này các Tỳ Kheo, có bốn cách này để được ngã tánh.

Thế nào là bốn?

Có cách được ngã tánh, này các Tỳ Kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác.

Có cách được ngã tánh, này các Tỳ Kheo, trong cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải tư tâm sở của mình.

Có cách được ngã tánh, này các Tỳ Kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động.

Có cách được ngã tánh, này các Tỳ Kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không hoạt động.

Này các Tỳ Kheo, có bốn cách này để được ngã tánh.

Khi được nói vậy, Tôn Giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Do nhân ngã tư tâm sở, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy.

Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải ngã tư tâm sở. Do nhân tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy.

Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Do nhân ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung, từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy.

Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động.

Trong trường hợp ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động, thời hạng Chư Thiên nào cần được xem là trong trường hợp này?

Này Sàriputta, hạng Chư Thiên đi đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được xem là trong trường hợp ấy.

Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở lui lại, đã trở lui lại trong trạng thái này?

Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở không trở lui lại, không trở lui lại trong trạng thái này?

Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử chưa đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy.

An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với Chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ thân ái, đã trở lui lại, đã trở lui lại trạng thái này.

Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy.

An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với Chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ thân ái ấy, nhưng không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung, từ bỏ thân ấy đã không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần