Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Ba - Thiên Uẩn - Chương Một - Tương ưng Uẩn - Năm Mươi Kinh Căn Bản - Phẩm Tự Mình Làm Hòn đảo - Phần Bảy - Sona
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BA
THIÊN UẨN
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG UẨN
NĂM MƯƠI KINH CĂN BẢN
PHẨM TỰ MÌNH LÀM HÒN ĐẢO
PHẦN BẢY
SONA
Như vậy tôi nghe!
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha Vương Xá, Veluvana Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Sona, con một gia chủ, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Sona, con một gia chủ, đang ngồi một bên:
Này Sona, những Sa Môn hay Bà La Môn nào quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là:
Ta tốt đẹp hơn, hay quán:
Ta bằng nhau, hay quán: Ta hạ liệt hơn. Những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật.
Quán thọ vô thường, khổ, biến hoại.
Quán tưởng vô thường, khổ, biến hoại.
Quán các hành vô thường, khổ, biến hoại.
Quán thức vô thường, khổ, biến hoại là:
Ta tốt đẹp hơn, hay quán:
Ta bằng nhau, hay quán: Ta hạ liệt hơn. Những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật.
Này Sona, những Sa Môn hay Bà La Môn nào không quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là:
Ta tốt đẹp hơn, hay không quán.
Ta bằng nhau, hay không quán.
Ta hạ liệt hơn.
Những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật.
Này Sona, những Sa Môn hay Bà La Môn nào không quán thọ, không quán tưởng, không quán các hành.
Này Sona, những Sa Môn hay Bà La Môn nào không quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: Ta tốt đẹp hơn, hay không quán. Ta bằng nhau, hay không quán. Ta hạ liệt hơn. Những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật.
Ông nghĩ thế nào, này Sona, sắc là thường hay vô thường?
Vô thường, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Là khổ, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Thọ là thường hay vô thường?
Tưởng là thường hay vô thường?
Các hành là thường hay vô thường?
Thức là thường hay vô thường?
Vô thường, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Là khổ, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý hay chăng nếu quán cái ấy là: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn! Do vậy, này Sona, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
Tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.
Phàm thọ gì, phàm tưởng gì, phàm các hành gì. Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
Tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.
Nếu thấy vậy, này Sona, vị đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát.
Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: Ta đã giải thoát.
Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phật Tỳ Bà Thi - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Mười Chín - Phẩm Khuyến Thỉnh
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Xảo Tiện - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười Một - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhì - Phần Chín
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tự Tác