Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Chín - Chín Pháp - Phẩm Bốn - ðại Phẩm - Phần Tám - Con Voi Lớn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG CHÍN

CHÍN PHÁP  

PHẨM BỐN

ÐẠI PHẨM  

PHẦN TÁM

CON VOI LỚN  

Này các Tỳ Kheo, khi nào các con voi, các con voi cái, các con voi trẻ, các con voi con đi đến trước, đến trước chỗ ăn của con voi lớn ở rừng cắt đứt các ngọn cỏ, thời này các Tỳ Kheo, con voi rừng lo âu, xấu hổ, nhàm chán.

Khi nào, này các Tỳ kheo, Các con voi, các con voi cái, các con voi trẻ, các con voi con nhai ăn các bó cây gãy, các cành cây tại chỗ ăn của con voi lớn ở rừng, thời này các Tỳ Kheo, con voi rừng lo âu, xấu hổ, nhàm chán.

Khi nào, này các Tỳ Kheo, các con voi, các con voi cái, các con voi trẻ, các con voi con đi trước, đi trước, xuống trũng nước của con voi rừng, dùng vòi quấy động, thời này các Tỳ Kheo, con voi rừng lo âu, xấu hổ, nhàm chán.

Khi nào, này các Tỳ Kheo, các con voi cái bước xuống trũng nước của con voi rừng, cọ xát thân của con voi rừng, thời này các Tỳ Kheo, con voi rừng lo âu, xấu hổ, nhàm chán.

Trong khi ấy, này các Tỳ Kheo, con voi rừng suy nghĩ như sau: Này ta sống lẫn lộn với các con voi, các con voi cái, các con voi trẻ, các con voi con. ta ăn các loại cỏ đầu ngọn bị cắt đứt, chúng nhai ăn các bó cây gãy và các cành cây của ta, ta uống nước bị vẩn đục.

Khi ta đi xuống trũng nước, các con voi cái đến cọ xát thân ta. Vậy ta hãy sống một mình, xa rời bầy voi.

Rồi sau một thời gian, con voi ấy sống một mình, xa rời bầy voi, ăn các loại cỏ đầu ngọn không bị cắt đứt, nó nhai ăn các bó cây gãy và các cành cây, nó uống nước không vẩn đục, khi bước xuống trũng nước, các con voi cái không đi đến cọ xát thân.

Trong khi ấy, này các Tỳ Kheo, con voi rừng suy nghĩ như sau: Trước đây, ta sống lẫn lộn với các voi, các con voi cái, các con voi trẻ, các con voi con. Ta ăn các loại cỏ đầu ngọn bị cắt đứt, chúng ăn các bó cây gãy và các cành cây của ta, ta uống nước bị vẩn đục.

Khi ta bước xuống trũng nước, các con voi cái đến cọ xát thân ta. Nay ta sống một mình, xa rời bầy voi, ta ăn các loại cỏ đầu ngọn không bị cắt đứt, chúng không ăn các bó cây gãy, và các cành cây của ta.

Ta uống nước không vẩn đục. Khi ta bước xuống trũng nước, các con voi cái không đi đến cọ xát thân ta. Con voi rừng ấy với cái vòi bẻ gẫy cành cây, lấy cành cây cọ xát thân mình, và hoan hỷ làm cho nhẹ bớt cơn ngứa.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, trong khi Tỳ Kheo sống lẫn lộn với các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, với Vua và Đại Thần của Vua, với các ngoại Đạo Sư và đệ tử của ngoại đạo, trong khi ấy, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo suy nghĩ như sau: Ta sống lẫn lộn với các Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, các nam cư sĩ và nữ cư sĩ, Vua và các Đại Thần của Vua, các ngoại Đạo Sư và các đệ tử của ngoại đạo.

Vậy ta hãy sống một mình, xa rời họ, vị ấy sống tại trú xứ xa vắng, ngôi rừng, gốc cây, núi non ghềnh đá, hang núi, bãi tha ma, rừng cao nguyên, ngoài Trời, đống rơm.

Vị ấy đi đến rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú niệm trước mặt. Vị ấy sau khi đoạn tận tham ở đời, sống với tâm ly tham, gạn lọc tâm khỏi tham. Sau khi đoạn tận sân, vị ấy sống với tâm ly sân, có lòng thương tưởng tất cả chúng sanh và loài hữu tình, gạn lọc tâm khỏi sân.

Sau khi đoạn tận hôn trầm thụy miên, vị ấy sống với tâm ly hôn trầm thụy miên, tưởng đến ánh sáng, chánh niệm, tỉnh giác, gạn lọc tâm khỏi hồn trầm thụy miên.

Sau khi đoạn tận trạo cử hối quá, vị ấy không có dao động, nội tâm an tịnh, gạn lọc tâm khỏi trạo cử hối quá. Sau khi đoạn tận nghi, vị ấy sống vượt qua nghi ngờ, không có nghi ngờ do dự, gạn lọc tâm khỏi nghi ngờ trong các thiện pháp.

Vị ấy sau khi đoạn tận năm triền cái làm uế nhiễm tâm, làm yếu kém trí tuệ này, ly các dục chứng đạt và an trú Sơ Thiền.

Vị ấy hoan hỷ vì đã đối trị được cơn ngứa. Sau khi diệt tầm và tứ  chứng đạt và an trú thiền thứ hai. thiền thứ ba. Chứng đạt và an trú thiền thứ tư.

Vị ấy hoan hỷ vì đã đối trị được cơn ngứa.

Vị ấy sau khi vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, sau khi chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt, biết rằng: Hư không là vô biên, chứng đạt và an trú không vô biên xứ. Vị ấy hoan hỷ vì đã đối trị được cơn ngứa.

Sau khi vượt qua không vô biên xứ một cách hoàn toàn, vị ấy biết rằng: Thức là vô biên, chứng đạt vàn an trú Thức vô biên xứ.

Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, vị ấy biết rằng: không có vật gì, chứng đạt và an trú Vô sơ hữu xứ.

Sau khi vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, vị ấy chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận, vị ấy hoan hỷ vì đã đối trị được cơn ngứa.  

TAPUSSA  

Tôi nghe như vậy: Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla, tại một thị trấn của dân chúng Malla tên là Uruvelakappa.

Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Uruvelakappa để khất thực.

Khất thực ở Uruvelakappa xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Thế Tôn bảo Tôn Giả Ananda, nói rằng: Này Ananda, thầy hãy ở đây, chờ cho ta vào trong rừng Ðại Lâm để nghỉ ban ngày.

Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn Giả Ananda vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn đi vào rừng Ðại Lâm ngồi nghỉ ban ngày tại một gốc cây.

Rồi gia chủ tapussa đi đến Tôn Giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn Giả Ananda và ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, gia chủ tapussa thưa với Tôn Giả Ananda: Thưa Tôn Giả Ananda, chúng tôi là người gia chủ, thụ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục.

Ðối với chúng tôi, thưa Tôn Giả, là những gia chủ thụ hưởng các dục, vui thích các dục, hoan hỷ các dục, thật giống như một cái vực thẳm cho chúng tôi là sự xuất ly này.

Tuy vậy, thưa Tôn Giả, chúng tôi được nghe rằng trong pháp và luật này, tâm của các Tỳ Kheo trẻ tuổi hứng khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì thấy rằng đây là an tịnh.

Chính ở nơi đây, thưa Tôn Giả, là sự sai khác trong pháp và luật này giữa các vị Tỳ Kheo và phần đông quần chúng, tức là sự xuất ly này.

Này gia chủ, đây là một vấn đề để nói chuyện. Này gia chủ, chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, hãy hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.

Thưa vâng, Tôn Giả!

Gia Chủ tapussa vâng đáp Thế Tôn Ananda.

Rồi Tôn Giả Ananda cùng với gia chủ tapussa đi đến Thế Tôn, sau khi đến bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, gia chủ tapussa này nói như sau: Thưa Tôn Giả Ananda, chúng tôi là người gia chủ thụ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục.

Ðối với chúng tôi, thưa Tôn Giả, là những gia chủ, thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục, thật giống như một cái vực thẳm cho chúng tôi là sự xuất ly này.

Tuy vậy, thưa Tôn Giả, chúng tôi được nghe rằng trong pháp và luật này, tâm của các Tỳ Kheo trẻ tuổi hứng khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì được thấy rằng đây là an tịnh.

Chính ở nơi đây, thưa Tôn Giả, là sự sai khác trong pháp và luật này giữa các Tỳ Kheo và phần đông quần chúng, tức là sự xuất ly này.

Như vậy là phải, này Ananda! Như vậy là phải, này Ananda!

Này Ananda, trước khi ta giác ngộ, chưa chứng được Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ Tát, ta suy nghĩ như sau: Lành thay, sự xuất ly! Lành thay, sống viễn ly.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi trong sự xuất ly ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy. Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau.

Do nhân gì, do duyên gì, tâm ta không hứng khởi trong sự xuất ly ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy nguy hiểm trong các dục, vì ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy, lợi ích của xuất ly chưa được chứng đắc, ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy.

Do vậy tâm ta không hứng khởi trong xuất ly ấy, không tịnh tín, không an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong các dục, ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra.

Tâm của ta có thể hứng khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy sự nguy hiểm trong các dục, ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, sau một thời gian ta ly dục chứng đạt và an trú Sơ Thiền.

Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành.

Như vậy, đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên, như là một chứng bệnh.

Cũng vậy, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành ở nơi ta.

Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vậy ta hãy chỉ tức các tầm và tứ chứng đạt và an trú thiền thứ hai.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với không có tầm ấy, không có tịnh hứng khởi đối với không có tầm ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau:

Do nhân gì, do duyên gì, Tâm ta không hứng khởi đối với không có tầm ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy nguy hiểm trong các tầm, vì ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy, lợi ích không có tầm chưa được chứng đắc, ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy.

Do vậy, tâm ta không hứng khởi đối với không có tầm, không tịnh tín, không an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong các tầm, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích không có tầm, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: Tâm của ta có thể hứng khởi trong không có tầm, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong các tầm.

Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích không có tầm, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong không có tầm, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, sau một thời gian ta diệt tầm và tứ chứng đạt và an trú thiền thứ hai.

Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành.

Như vậy, đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Cũng vậy, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành ở nơi ta.

Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vậy ta hãy ly hỷ chứng đạt và an trú thiền thứ ba.

Nhưng này Ananda, tâm của ta không hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau như sau:

Do nhân gì do duyên gì, tâm ta không hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong hỷ, vì ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy, lợi ích không có hỷ chưa được chứng đắc.

Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy.

Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong hỷ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, ta thưởng thức được lợi ích trong không có hỷ, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra:

Tâm của ta có thể hứng khởi trong không có hỷ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong hỷ, ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong không có hỷ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, sau một thời gian, ta ly hỷ chứng đạt và an trú thiền thứ ba.

Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành. Ðây đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh.

Cũng vậy các tưởng, tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành ở nơi ta.

Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vậy ta hãy đoạn lạc, đoạn khổ chứng đạt và an trú thiền thứ tư.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với không khổ, không lạc, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau:

Do nhân gì do duyên gì, tâm ta không hứng khởi đối với không khổ, không lạc, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy nguy hiểm trong xả lạc, vì ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy.

Lợi ích không khổ, không lạc chưa được chứng đắc.

Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy.

Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với không khổ, không lạc ấy, không tịnh tín, không có an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong xả lạc, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong không khổ, không lạc, ta thưởng thức sự lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra.

Tâm của ta có thể hứng khởi trong không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong xả lạc, ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh?

Này Ananda, sau một thời gian, ta xả lạc, xả khổ chứng đạt và an trú thiền thứ tư.

Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với xả lạc vẫn hiện hành. Như vậy, đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh.

Cũng vậy các tưởng, tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành ở nơi ta. Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Aụnanda, ta suy nghĩ như sau: Vậy ta hãy vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt, chứng đạt và an trú không vô biên xứ.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với không vô biên xứ, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau như sau.

Do nhân gì do duyên gì, tâm ta không hứng khởi đối với không vô biên xứ, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong các sắc, ta không làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, lợi ích của không vô biên xứ chưa được chứng đắc.

Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy.

Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với không vô biên xứ, không tịnh tín, không an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong các sắc, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong không vô biên xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra.

Tâm của ta có thể hứng khởi trong không vô biên xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong các sắc, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong không vô biên xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong không vô biên xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, sau một thời gian, ta vượt qua các sắc tưởng chứng đạt và an trú không vô biên xứ.

Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với các sắc vẫn hiện hành. Ðây đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh.

Cũng vậy các tưởng, tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành ở nơi ta.

Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau:

Vậy ta hãy vượt qua không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: Thức là vô biên, chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với Thức vô biên xứ, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau:

Do nhân gì do duyên gì, tâm ta không hứng khởi đối với Thức vô biên xứ, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong không vô biên xứ, vì ta không làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, lợi ích của Thức vô biên xứ chưa được chứng đắc.

Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy.

Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với Thức vô biên xứ, không tịnh tín, không an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong không vô biên xứ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong Thức vô biên xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra:

Tâm của ta có thể hứng khởi trong Thức vô biên xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong không vô biên xứ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong Thức vô biên xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong Thức vô biên xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, sau một thời gian, ta vượt qua không vô biên xứ chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ. Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với không vô biên xứ vẫn hiện hành. Ðây đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh.

Cũng vậy các tưởng, tác ý câu hữu với không vô biên xứ vẫn hiện hành ở nơi ta.

Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau:

Vậy ta hãy vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: Không có vật gì, chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với Vô sở hữu xứ, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau:

Do nhân gì do duyên gì, tâm ta không hứng khởi đối với Vô sở hữu xứ , không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong Thức vô biên xứ, vì ta không làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, lợi ích của Vô sở hữu xứ chưa được chứng đắc. ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy.

Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với Vô sở hữu xứ, không tịnh tín, không an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong Thức vô biên xứ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong Vô sở hữu xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra.

Tâm của ta có thể hứng khởi trong Vô sở hữu xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong Thức vô biên xứ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong Vô sở hữu xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong Vô sở hữu xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, sau một thời gian, ta vượt qua Thức vô biên xứ, chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ.

Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với các Thức vô biên xứ vẫn hiện hành, như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh.

Cũng vậy các tưởng, tác ý câu hữu với Thức vô biên xứ vẫn hiện hành ở nơi ta.

Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vậy ta hãy vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau như sau:

Do nhân gì do duyên gì, tâm ta không hứng khởi đối với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong Vô sở hữu xứ, vì ta không làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, lợi ích của Phi tưởng phi phi tưởng xứ chưa được chứng đắc.

Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tịnh tín, không an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong Vô sở hữu xứ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra.

Tâm của ta có thể hứng khởi trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh. 

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong Vô sở hữu xứ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh. Này Ananda, sau một thời gian, ta vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành, như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh. Cũng vậy các tưởng, tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành ở nơi ta. Như vậy đối với ta, đây là một chứng bệnh.

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vậy ta hãy vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định.

Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với Diệt thọ tưởng định, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau như sau: Do nhân gì do duyên gì, tâm ta không hứng khởi đối với Diệt thọ tưởng định, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát, dầu ta có thấy: Ðây là an tịnh?

Rồi này Ananda, ta suy nghĩ như sau: Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vì ta không làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, lợi ích của Diệt thọ tưởng định chưa được chứng đắc.

Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với Diệt thọ tưởng định, không tịnh tín, không an trú, không giải thoát.

Này Ananda, về vấn đề ấy, ta suy nghĩ như sau: Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong Diệt thọ tưởng định, ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra.

Tâm của ta có thể hứng khởi trong Diệt thọ tưởng định, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta có thấy: Ðây là an tịnh.

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy.

Sau khi chứng được lợi ích trong Diệt thọ tưởng định, ta thưởng thức lợi ích ấy.

Và này Ananda, tâm ta hứng khởi trong Diệt thọ tưởng định, tịnh tín, an trú, giải thoát, vì ta thấy: Ðây là an tịnh.

Này Ananda, sau một thời gian, ta vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định, ta thấy với trí tuệ và các lậu hoặc đi đến đoạn diệt.

Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú Thiền chứng này chưa được ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong Thế Giới, với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa Môn và Bà La Môn, Chư Thiên và loài người, ta chưa xác chứng rằng ta đã chứng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú Thiền chứng này đã được ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong Thế Giới này, với Thiên giới, Ma giới, Phạm Thiên giới, với quần chúng Sa Môn và Bà La Môn, Chư Thiên và loài người, cho đến khi ấy, ta mới xác chứng rằng ta đã chứng đắc Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Tri và Kiến khởi lên nơi ta.

Ta biết rằng: Bất động là tâm giải thoát của ta. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần