Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Năm - Năm Pháp - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Hiềm Hận - Phần Bảy - Buộc Tội
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG NĂM
NĂM PHÁP
PHẨM MƯỜI BẢY
PHẨM HIỀM HẬN
PHẦN BẢY
BUỘC TỘI
Tại đấy, Tôn Giả Sàriputta bảo các Tỳ Kheo: Này các Hiền Giả, khi Tỳ Kheo buộc tội muốn buộc tội người khác, hãy an trú nội tâm năm pháp rồi hãy buộc tội.
Thế nào là năm?
Tôi sẽ nói đúng thời, không phải phi thời.
Tôi sẽ nói chân thật, không phải phi chân thật.
Tôi sẽ nói nhu hòa, không phải thô bạo.
Tôi sẽ nói lời liên hệ đến lợi ích, không phải lời không liên hệ đến lợi ích.
Tôi sẽ nói với từ tâm, không phải với sân tâm.
Này các Hiền Giả, khi vị Tỳ Kheo buộc tội muốn buộc tội người khác, hãy an trú nội tâm năm pháp rồi hãy buộc tội người khác.
Ở đây, này các Hiền Giả, tôi thấy có người bị buộc tội phi thời, nhưng phản ứng không đúng thời. Có người bị buộc tội phi chơn thạt và có phản ứng không chân thật.
Bị buộc tội thô bạo và có phản ứng không nhu hòa. Bị buộc tội không liên hệ đến lợi ích và có phản ứng không liên hệ đến lợi ích.
Bị buộc tội với sân tâm và có phản ứng không có từ tâm.
Tỳ Kheo buộc tội phi pháp, có năm lý do không cần sắp đặt sám hối:
Tôn Giả bị buộc tội phi thời, không đúng thời, như vậy vừa đủ để Tôn Giả không sám hối.
Tôn Giả bị buộc tội phi chân thật, không phải chân thật, như vậy vừa đủ để Tôn Giả không sám hối.
Tôn Giả bị buộc tội thô bạo, không có nhu hòa, như vậy vừa đủ để Tôn Giả không sám hối.
Tôn Giả bị buộc tôi không liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Tôn Giả không sám hối.
Tôn Giả bị buộc tội với sân tâm, không với từ tâm, như vậy vừa đủ để Tôn Giả không sám hối.
Tỳ Kheo bị buộc tội một cách phi pháp, có năm lý do này không cần phải sắp đặt sám hối.
Tỳ Kheo buộc tội phi pháp, có năm lý do cần sắp đặt sám hối:
Hiền Giả đã buộc tội phi thời, không phải đúng thời, như vậy vừa đủ để Hiền Giả sám hối.
Hiền Giả đã buộc tội phi chơn, không phải chơn thực, như vậy vừa đủ để Hiền Giả sám hối.
Hiền Giả đã buộc tội một cách thô bạo, không có nhu hòa, như vậy vừa đủ để Hiền Giả sám hối.
Tôn Giả đã buộc tôi liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Hiền Giả sám hối.
Hiền Giả đã buộc tội với sân tâm, không với từ tâm, như vậy vừa đủ để Hiền Giả sám hối.
Tỳ Kheo buộc tội phi pháp, này các Hiền Giả, có năm lý do này cần phải sắp đặt sám hối.
Vì sao?
Vì rằng nhờ vậy không một Tỳ Kheo nào khác nghĩ rằng có thể buộc tội phi chân thật.
Ở đây, này các Hiền Giả, tôi thấy có người bị buộc tội đúng thời, không phản ứng phi thời.
Bị buộc tội chân thật, không phản ứng phi chân thật.
Bị buộc tội nhu hòa, không phản ứng thô bạo.
Bị buộc tội liên hệ đến lợi ích, không phản ứng không liên hệ đến lợi ích, bị buộc tội với từ tâm, không phản ứng với sân tâm.
Tỳ Kheo, này các Hiền Giả, bị buộc tội đúng pháp có năm lý do cần phải sắp đặt sám hối:
Tôn Giả bị buộc tội đúng thời, không phải phi thời, như vậy vừa đủ để Tôn Giả sám hối.
Tôn Giả bị buộc tội chơn thực, không phải phi chơn thực, như vậy vừa đủ để Tôn Giả sám hối.
Tôn Giả bị buộc tội nhu hòa không thô bạo, như vậy vừa đủ để Tôn Giả sám hối.
Tôn Giả bị buộc tội liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Tôn Giả sám hối.
Tôn Giả bị buộc tội với từ tâm, không phải với sân tâm, như vậy vừa đủ để Tôn Giả sám hối.
Tỳ Kheo bị buộc tội đúng pháp có năm lý do này, cần phải sắp đặt sám hối.
Tỳ Kheo, này các Hiền Giả, buộc tội đúng pháp có năm lý do để không phải sắp đặt sám hối:
Hiền Giả buộc tội đúng thời, không phải phi thời, như vậy vừa đủ để Hiền Giả không sám hối.
Hiền Giả bị buộc tội chơn thực, không phải phi chơn thực, như vậy vừa đủ để Hiền Giả không sám hối.
Hiền Giả bị buộc tội nhu hoà, không phải thô bạo, như vậy vừa đủ để Hiền Giả không sám hối.
Hiền Giả bị buộc tội không liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Hiền Giả không sám hối.
Hiền Giả bị buộc tội với từ tâm, không với sân tâm, như vậy vừa đủ để Hiền Giả không sám hối.
Này các Hiền Giả, Tỳ Kheo buộc tội đúng pháp, do năm lý do này không cần phải sắp đặt sám hối.
Vì sao?
Vì nhờ vậy, các Tỳ Kheo khác nghĩ rằng buộc tội cần phải đúng pháp.
Người bị buộc tội, thưa các Hiền Giả, cần phải an trú trong hai pháp: Chơn thực và bất động.
Này các Hiền Giả, nếu các người khác buộc tội tôi, đúng thời hay phi thời, chân thật hay phi chân thật, nhu hòa hay thô bạo, liên hệ đến lợi ích hay không liên hệ đến lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm, thì cần phải an trú trong hai pháp: Chơn thực và bất động.
Nếu tôi biết: Pháp này có trong tôi, nếu tôi nghĩ là có, tôi sẽ nói: Pháp này có trong tôi.
Nếu tôi biết: Pháp này không có trong tôi, nếu tôi nghĩ là không có, tôi sẽ nói: Pháp này không có trong tôi.
Thế Tôn nói: Như vậy này Sàriputta, khi thầy nói như vậy, ở đây có một số người ngu nào không có khả năng nắm được vấn đề?
Bạch Thế Tôn, những người nào không có lòng tin, với mục đích mưu sống, không vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình. Sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, lắm lời, nói thô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ, không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa Môn hạnh, không tôn kính học tập.
Sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng, viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng.
Khi con nói như vậy, họ không có khả năng nắm được vấn đề. Nhưng các Thiện Nam Tử, bạch Thế Tôn, vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không lắm lời, không nói thô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ.
Chú tâm cảnh giác, không thờ ơ với Sa Môn hạnh, tôn kính học tập, không sống quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, đi đầu trong đời sống viễn ly, tinh cần tinh tấn, siêng năng, an trú chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, có trí tuệ, không câm ngọng. Khi con nói như vậy, các vị này có khả năng nắm giữ vấn đề.
Này Sàriputta, các người nào không vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, lắm lời, nói thô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ.
Không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa Môn hạnh, không tôn kính học tập, sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng, viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng, hãy để họ một bên.
Nhưng này Sàriputta, những thiện nam tử, vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không lắm lời, không nói thô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ.
Chú tâm cảnh giác, không thờ ơ với Sa Môn hạnh, tôn kính học tập, không sống quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, đi đầu trong đời sống viễn ly, tinh cần tinh tấn, siêng năng, an trú chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, có trí tuệ, không câm ngọng, hãy nói chuyện với họ.
Hãy giáo giới các vị đồng phạm hạnh, hãy giảng dạy, này Sàriputta, các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng: Sau khi giúp ra khỏi phi diệu pháp, tôi an trú các vị đồng phạm hạnh trong diệu pháp. Này Sariputta hãy như vậy học tập.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Thiên đế - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Sáu Bồ Tát Cũng Nên Trì Tụng
Phật Thuyết Kinh ánh Sáng Hoàng Kim - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Chữa Trị Bệnh Khổ
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Khu Rừng Sừng Bò
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Tám Mươi Mốt - Phẩm Cụ Túc
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Năm - Phẩm Yêu Thương
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bảy - Bảy Pháp - Phẩm Năm - Phẩm đại Tế đàn - Phần Ba - Lửa 1
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Ba Mươi Năm - Kinh Gương Trong Rương Báu