Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Một - Phẩm Tựa - Phần Một

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Tăng Già Đề Bà, Đời Đông Tấn

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG NHẤT A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Tăng Già Đề Bà, Đời Đông Tấn  

PHẨM MỘT

PHẨM TỰA  

PHẦN MỘT  

Tự Quy đấng Năng Nhân thứ bảy,

Diễn nói Pháp Hiền Thánh Vô Thượng

Ở mãi trong sông dài sanh tử,

Thế Tôn nay vì độ chúng sanh,

Tôn trưởng Ca Diếp và Chúng Tăng,

Hiền triết A Nan nghe vô lượng,

Thiện Thệ nhập diệt lưu Xá Lợi,

Từ nước Câu Di đến Ma Kiệt,

Ca Diếp suy từ hành tứ đẳng,

Chúng sanh này đọa lạc năm đường,

Chánh Giác giảng đạo nay qua đời,

Nhớ Ngài khéo dạy, lòng thương khóc.

Ca Diếp suy nghĩ gốc chánh pháp,

Làm sao lưu bố lâu ở đời,

Thế Tôn nói bao nhiêu lời dạy,

Tổng trì gìn giữ, chẳng lọt mất.

Ai có sức này gom các pháp,

Nơi nơi chỗ chỗ gốc nhân duyên?

Nay trong chúng này, bậc trí tuệ,

A Nan hiền thiện nghe vô lượng,

Liền đánh kiền chùy nhóm bốn bộ,

Tỳ Kheo tám vạn bốn ngàn chúng,

Ðều đắc La Hán, tâm giải thoát,

Ðã thoát trói buộc, làm ruộng phước.

Ca Diếp thương xót cho người đời,

Càng nhớ đền ơn Phật quá khứ,

Thế Tôn truyền pháp cho A Nan,

Mong quảng bá pháp mãi ở đời,

Làm sao lần lượt không mất mối,

Ba a tăng kỳ nhóm pháp báu,

Khiến sau bốn bộ được nghe pháp,

Ðã nghe liền được lìa các khổ.

A Nan từ chối: Tôi chẳng kham,

Chư pháp sâu xa bao nhiêu loại,

Há dám phân biệt pháp Như Lai,

Phật Pháp công đức trí vô lượng.

Nay Ngài Ca Diếp kham nhận nổi,

Thế Hùng đem pháp trao kỳ cựu,

Ðại Ca Diếp nay vì mọi người,

Như Lai tại thế mời nửa tòa.

Ca Diếp đáp rằng: Tuy có thể,

Tuổi già suy yếu, quên mất nhiều,

Nay ông tổng trì nghiệp trí tuệ,

Khiến được gốc pháp hằng ở đời,

Nay ta có ba mắt thanh tịnh,

Cũng lại hay biết tha tâm trí,

Tất cả chúng sanh bao nhiêu loại,

Không ai hơn được A Nan.

Phạm Thiên giáng xuống cùng Ðế Thích

Tứ thiên hộ thế và Chư Thiên

Di Lặc Ðâu Suất tìm đến họp,

Bồ Tát mấy ức không thể kể.

Di Lặc, Phạm, Thích và Tứ Vương

Ðều cùng chắp tay mà bày tỏ:

Tất cả các Pháp Phật đã ấn:

A Nan là pháp khí của ta,

Nếu Ngài chẳng muốn pháp còn mãi,

Tức làm tổn hoại pháp Như Lai,

Nguyện giữ bổn yếu vì chúng sanh,

Cứu được nguy ách, độ các nạn.

Ðức Phật ra đời thọ quá ngắn,

Nhục thể tuy chất, pháp thân còn,

Nếu khiến gốc pháp không đoạn tuyệt,

A Nan chớ từ chối thuyết pháp.

Ca Diếp tối tôn và Thánh Chúng,

Di Lặc, Phạm, Thích và Tứ Vương,

Tha thiết thỉnh cầu A Nan nói

Khiến giáo Pháp Phật chẳng diệt tận.

A Nan nhân hòa đủ tứ đẳng,

Ý chuyển sư tử hống nhiệm mầu,

Nhìn khắp bốn bộ, ngắm hư không,

Thương khóc lệ trào không dừng được.

Liền vận quang minh và vẻ mặt,

Chiếu khắp chúng sanh như mặt trời,

Di Lặc thấy ánh sáng cùng Thích, Phạm,

Thu xả đợi nghe pháp vô thượng,

Bốn bộ lặng lẽ chuyên một lòng,

Muốn được nghe pháp, ý chẳng loạn,

Tôn trưởng Ca Diếp và Thánh Chúng,

Nhìn thẳng thấy mặt, mắt không chớp.

Rồi A Nan Thuyết Kinh vô lượng.

Ai hay đầy đủ góp một nhóm:

Nay tôi sẽ chia làm ba phần,

Tạo lập mười Kinh làm một kệ.

Khế Kinh phần một, Luật phần hai,

Kinh A Tỳ Đàm là phần ba.

Ba Phật quá khứ đều chia ba,

Khế Kinh, Luật, Pháp là ba tạng,

Khế Kinh nay sẽ phân bốn đoạn,

Kế là Tăng Nhất, hai là Trung,

Ba gọi là Trường, nhiều anh lạc,

Tạp Kinh sau cùng là bốn phần.

Tôn Giả A Nan nghĩ thế này:

Pháp Thân Như Lai chẳng hư hoại,

Còn mãi ở đời, không dứt mất,

Trời, người được nghe thành đạo quả.

Hoặc có một pháp nghĩa cùng sâu

Khó giữ, khó tụng chẳng thể nhớ,

Nay ta sẽ nhóm nghĩa một pháp,

Mỗi mỗi theo nhau chẳng mất mối.

Cũng có hai pháp lại thành hai,

Ba pháp thành ba như xâu chuỗi,

Bốn pháp thành bốn, năm cũng thế,

Năm pháp đến sáu, sáu đến bảy,

Tám pháp nghĩa rộng, chín tiếp theo,

Mười pháp từ mười đến mười một.

Như thế pháp bảo trọn chẳng quên,

Cũng hằng ở đời, tồn tại mãi,

Ở trong đại chúng nhóm pháp này.

Tức thời A Nan lên pháp tòa,

Di Lặc khen lành, hay thay! nói:

Các pháp nghĩa hợp nên phối lại,

Còn các pháp nên phân bộ.

Thế Tôn nói pháp mỗi mỗi khác,

Bồ Tát phát ý hướng Đại Thừa,

Như Lai thuyết đây các thứ khác,

Nhân Tôn thuyết Lục Độ không cùng,

Bố thí, trì giới, nhẫn, tinh tấn,

Thiền, trí tuệ như trăng đầu tháng,

Chóng độ vô cực quán các pháp.

Có người dũng mãnh cho đầu mắt,

Thân thể, máu thịt, không luyến tiếc,

Vợ, hầu, nước, của và trai, gái,

Ðây gọi đàn độ chẳng nên bỏ.

Giới độ vô cực như kim cương,

Không hủy, không phạm, không sót mất,

Trì tâm giữ giới như bình gốm,

Ðây gọi giới độ không nên bỏ.

Hoặc có người đến cắt tay chân,

Chẳng khởi giận dữ, sức nhẫn mạnh,

Như biển bao dung không tăng giảm,

Ðây gọi nhẫn độ không nên bỏ,

Những người tạp tác hành thiện ác,

Thân, miệng, ý đều không biết chán,

Ngăn người các hạnh không đến đạo,

Ðây gọi tần độ không nên bỏ.

Các vị Tọa Thiền thở ra vào,

Tâm ý vững chắc không loạn niệm,

Dù cho đất động, thân chẳng nghiêng,

Ðây gọi thiền độ không nên bỏ.

Lấy sức trí huệ biết trần số,

Kiếp số triệu năm không thể kể,

Thanh thản nghiệp tụ ý chẳng loạn,

Ðây gọi trí độ chẳng nên bỏ.

Chư pháp thậm thâm luận lý không,

Khó sáng, khó rõ, không thể quán,

Về sau hậu tấn ôm hoài nghi,

Ðây Đức Bồ Tát không nên bỏ.

A Nan tự trình bày ý này:

Hạnh Bồ Tát, kẻ ngu không tin,

Trừ các La Hán tin giải thoát,

Ðó là có tin không do dự.

Chúng của bốn bộ phát ý đạo,

Cùng với tất cả loài chúng sanh,

Họ có tin chắc không hồ nghi,

Họp các pháp này làm phần một.

Di Lặc khen: Lành, hay thay nói:

Phát thú đại thừa ý rất rộng,

Hoặc có các pháp đoạn kiết sử,

Hoặc có các pháp thành đạo quả.

A Nan thuyết rằng: Ðây thế nào,

Tôi thấy Như Lai giảng pháp này.

Có pháp chẳng nghe từ Như Lai,

Pháp này há sai, nên có nghi.

Dù tôi nói thấy, nghĩa này sai,

Với chúng tương lai liền bị hỏng,

Nay nói Chư Kinh nghe như thế,

Chỗ Phật đang ở, thành, Quốc Độ,

Nước Ba La Nai thuyết pháp đầu,

Nước Ma Kiệt độ ba Ca Diếp,

Thích Sí, Câu Tát, Ca Thi Quốc,

Chiêm Bà, Câu Lưu, Tỳ Xá Ly,

Thiên Cung, Long Cung, A tu la,

Càn Thát Bà cùng thành Câu Thi,

Cho dù không được chỗ Thuyết Kinh,

Sẽ nói nguyên gốc tại Xá Vệ.

Tôi được theo nghe việc một thời,

Phật tại Xá Vệ cùng đệ tử,

Tinh Xá Kỳ Hoàn tu thiện nghiệp,

Trưởng giả Cô Ðộc dâng cúng vườn.

Lúc Phật tại đó dạy Tỳ Kheo,

Nên tu một pháp chuyên nhất tâm,

Suy nghĩ một pháp không phóng dật,

Một pháp là gì? Là niệm Phật,

Niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới,

Niệm Thí, rồi tiếp đến niệm Thiên,

Niệm Thơ An Ban và niệm Thân,

Niệm Chết, trừ loạn là mười niệm,

Ðây gọi là mười niệm lại có mười.

Sau đó sẽ nói đệ tử Phật,

Trước dạy Câu Lân thành đệ tử,

Cuối cùng nhỏ nhất là Tu Đạt

Dùng phương tiện này rõ một pháp.

Hai theo hai pháp, ba theo ba,

Bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười,

Mười một pháp này đều rõ hết,

Từ một tăng một đến các pháp,

Nghĩa nhiều, huệ rộng chẳng thể tận,

Mỗi một Khế Kinh nghĩa cùng sâu,

Thế nên gọi là Tăng Nhất Hàm.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường