Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ca Ma - Phần Một

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH CA MA  

PHẦN MỘT  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở tại nước Ba La Lợi Phất Đố Lộ. Bấy giờ Tôn Giả A Nan và Tôn Giả Ca Ma cũng ở tại Tinh Xá Kê Lâm, nước Ba La Lợi Phất Đố Lộ.

Lúc bấy giờ, Tôn Giả Ca Ma đi đến chỗ Tôn Giả A Nan, cùng nhau chào hỏi xong, rồi ngồi lui qua một bên, nói với Tôn Giả A Nan: Lạ thay! Thưa Tôn Giả A Nan, có mắt, có sắc. Có tai, có âm thanh. Có mũi, có mùi. Có lưỡi, có vị. Có thân, có xúc. Có ý, có pháp. Nhưng có Tỳ Kheo có những pháp này mà lại không giác tri được.

Vì sao, Tôn Giả A Nan, Tỳ Kheo này vì có tưởng nên không giác tri được, hay vì không có tưởng nên không giác tri được?

Tôn Giả A Nan nói với Tôn Giả Ca Ma: Người có tưởng cũng không giác tri được, huống chi là người không có tưởng!

Tôn Giả Ca Ma lại hỏi Tôn Giả A Nan: Những gì là có tưởng, có pháp mà không giác tri được?

Tôn Giả A Nan bảo Tôn Giả Ca Ma: Nếu Tỳ Kheo nào ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc phát sanh do viễn ly, chứng và an trụ Sơ Thiền. Như vậy Tỳ Kheo có tưởng có pháp mà không giác tri.

Cũng vậy, chứng và an trụ đệ Nhị Thiền, đệ Tam Thiền, đệ Tứ Thiền, Không Nhập Xứ, Thức Nhập Xứ, Vô Sở Hữu Nhập Xứ. Như vậy Tỳ Kheo có tưởng có pháp mà không giác tri.

Thế nào là không có tưởng, có pháp mà không giác tri?

Tỳ Kheo như vậy không niệm tưởng hết thảy tưởng, thân tác chứng, thành tựu và an trú vô tưởng tâm Tam Muội. Đó gọi là Tỳ Kheo không có tưởng, có pháp mà không giác tri.

Tôn Giả Ca Ma lại hỏi Tôn Giả A Nan: Nếu Tỳ Kheo nào đạt được tâm vô tướng Tam Muội, không vọt lên, không chìm xuống, giải thoát rồi an trụ, an trụ rồi giải thoát, thì Thế Tôn nói đây là quả gì, công đức gì?

Tôn Giả A Nan bảo Tôn Giả Ca Ma: Nếu Tỳ Kheo nào đạt được tâm vô tướng Tam Muội, không vọt lên, không chìm xuống, giải thoát rồi an trụ, an trụ rồi giải thoát, thì Thế Tôn nói đó là trí quả, trí công đức.

Hai vị Tôn Giả cùng nhau bàn luận rồi tùy hỷ hoan hỷ, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường