Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chư Căn Tu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH CHƯ CĂN TU
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở tại Ca Vi Già La Mâu Chân Lân Đà.
Bấy giờ có một niên thiếu tên là Uất Đa La, là đệ tử của Ba La Xa Na, đi đến chỗ Phật, cung kính hỏi thăm, rồi lui ngồi một bên.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn hỏi Uất Đa La: Thầy con là Ba La Xà Na có dạy cho các con tu tập các căn không?
Uất Đa La trả lời: Bạch Cù Đàm, đã có dạy.
Đức Phật bảo Uất Đa La: Thầy con dạy tu về các căn như thế nào?
Uất Đa La bạch Phật: Thầy con nói, mắt không nhìn thấy sắc, tai không nghe tiếng.
Đó là tu về căn.
Phật bảo Uất Đa La: Nếu như lời thầy con nói thì những người mù tu căn chăng?
Vì sao?
Vì chỉ có người mù mới không thấy sắc bằng mắt.
Bấy giờ, Tôn Giả A Nan đang đứng phía sau cầm quạt hầu Phật.
Tôn Giả nói với Uất Đa La: Như lời của Ba La Xà Na nói, thì người điếc tu căn chăng?
Vì sao?
Vì chỉ có người điếc tai mới không nghe tiếng.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với Tôn Giả A Nan: Khác sự tu căn vô thượng trong pháp luật của Hiền Thánh.
Tôn Giả A Nan bạch Phật: Xin Đức Thế Tôn vì các Tỳ Kheo nói về sự tu căn vô thượng trong pháp luật của Hiền Thánh, để cho các Tỳ Kheo nghe xong sẽ vâng lời thực hành theo.
Phật bảo A Nan: Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ vì các ông mà nói.
Duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, thấy sắc vừa ý, muốn tu sự nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí.
Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, không vừa ý, muốn tu sự không nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí.
Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, vừa ý không vừa ý, muốn tu sự nhàm tởm không nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí.
Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, không vừa ý vừa ý, muốn tu sự không nhàm tởm của Như Lai với chánh niệm chánh trí.
Do duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh, vừa ý không vừa ý, vừa không vừa ý, muốn tu lìa bỏ cả hai, sự nhàm tởm và không nhàm tởm của Như Lai, an trụ xả tâm, với chánh niệm chánh trí.
Như vậy, A Nan, nếu có người nào đối với năm trường hợp này, tâm khéo điều phục, khéo đóng kín, khéo thủ hộ, khéo nhiếp trì, khéo tu tập, thì đó là ở nơi mắt và sắc mà tu tập căn vô thượng. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý… pháp cũng lại như vậy.
Này A Nan, đó gọi là tu căn Vô Thượng trong pháp luật của Hiền Thánh.
Tôn Giả A Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, thế nào là sự tu căn của Hiền Thánh trong pháp luật của Hiền Thánh?
Phật bảo A Nan: Duyên và sắc, nhãn thức sanh. Cái đã sanh vừa ý, cái đã sanh không vừa ý, cái đã sanh vừa ý không vừa ý.
Thánh đệ tử kia cũng phải biết như thật như vậy: Ta, duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh. Cái đã sanh vừa ý, cái đã sanh không vừa ý, cái đã sanh vừa ý không vừa ý.
Đây là tịch diệt, đấy là thắng diệu, tức là xả. Khi đã xả, lìa bỏ cả nhàm tởm và không nhàm tởm.
Giống như người lực sĩ trong khoảnh khắc khảy móng tay. Cũng vậy, duyên mắt và sắc, nhãn thức sanh.
Sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, trong chốc lát như vậy đều diệt hết, đạt đến chỗ lìa bỏ nhàm tởm và không nhàm tởm, an trụ xả.
Cũng vậy duyên tai và tiếng, sanh nhĩ thức. Cái đã sanh vừa ý, cái đã sanh không vừa ý, cái đã sanh vừa ý không vừa ý.
Thánh đệ tử biết như thật như vậy: Ta, nhĩ thức nghe tiếng, cái đã sanh vừa ý, cái đã sanh không vừa ý, cái đã sanh vừa ý không vừa ý.
Đấy là tịch diệt, đây là thắng diệu, tức là xả. Khi đã xả, lìa bỏ cả nhàm tởm và không nhàm tởm.
Giống như người lực sĩ trong khoảnh khắc khảy móng tay ra tiếng liền mất. Cũng vậy, duyên tai và tiếng, sanh nhĩ thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý. Sanh rồi đều diệt tận, đó là xả. Đạt được xả rồi, lìa nhàm tởm, không nhàm tởm.
Duyên mũi và mùi, sanh tỷ thức, cái đã sanh vừa ý, cái đã sanh không vừa ý, cái đã sanh vừa ý không vừa ý.
Thánh đệ tử biết như thật như vậy: Ta, duyên mũi và mùi, sanh tỷ thức, cái đã sanh vừa ý, cái đã sanh không vừa ý, cái đã sanh vừa ý không vừa ý. Đây là tịch diệt, đây là thắng diệu, tức là xả. Khi đã xả, lìa bỏ cả nhàm tởm và không nhàm tởm. Thí như hoa sen ở dưới nước không nhiễm bùn.
Cũng vậy, duyên mũi và mùi, sanh tỷ thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý. Sanh rồi đều diệt hết. Có nghĩa là xả. Khi xả rồi, lìa nhàm tởm, không nhàm tởm.
Duyên lưỡi và vị, sanh thiệt thức, cái đã sanh vừa ý, cái đã sanh không vừa ý, cái đã sanh vừa ý không vừa ý.
Thánh đệ tử kia biết như thật như vậy: Ta, duyên lưỡi và vị, sanh thiệt thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, sanh rồi đều diệt tận, tịch diệt, thắng diệu. Có nghĩa là xả. Khi xả rồi, lìa nhàm tởm, không nhàm tởm. Như người lực sĩ nhổ hết vị ra không còn gì nữa.
Cũng vậy, duyên lưỡi và vị, sanh thiệt thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý. Sanh rồi đều diệt tận. Nghĩa là xả. Khi xả rồi, xa lìa nhàm tởm, không nhàm tởm.
Duyên thân và thức, sanh thân thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, sanh rồi đều diệt tận.
Đa văn Thánh đệ tử biết như thật như vậy: Ta, duyên thân và xúc sanh thân thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, sanh rồi đều diệt tận, tịch diệt, thắng diệu.
Nghĩa là xả. Khi xả rồi, lìa nhàm tởm, không nhàm tởm. Thí như viên sắt đốt thật nóng, rưới vào một giọt nước, giọt nước liền tiêu mất.
Cũng vậy, duyên thân và xúc sanh thân thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, sanh rồi đều diệt tận. Nghĩa là xả. Khi xả rồi, lìa nhàm tởm, không nhàm tởm.
Duyên ý và pháp sanh ý thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý. Sanh rồi đều diệt tận.
Đa văn Thánh đệ tử biết như thật như vậy: Ta, duyên ý và pháp sanh ý thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, sanh rồi đều diệt tận, đó là tịch diệt, thắng diệu. Nghĩa là xả.
Khi xả rồi, lìa nhàm tởm, không nhàm tởm. Thí như người lực sĩ chặt ngọn cây ta la, cũng vậy, duyên ý và pháp sanh ý thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, sanh rồi đều diệt tận. Nghĩa là xả. Khi xả rồi, lìa nhàm tởm, không nhàm tởm.
Này A Nan, đó là sự tu căn của Hiền Thánh trong pháp luật của Hiền Thánh.
Thế nào là vị hữu học thấy đạo trong pháp luật Hiền Thánh?
Phật bảo A Nan: Duyên mắt và sắc sanh nhãn thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, đa văn Thánh đệ tử kia hổ thẹn, ghét tởm. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý và pháp làm duyên nhau sanh ra ý thức, sanh vừa ý, sanh không vừa ý, sanh vừa ý không vừa ý, đa văn Thánh đệ tử kia hổ thẹn, ghét tởm.
Này A Nan, đó gọi là hữu học thấy đạo trong pháp luật Hiền Thánh.
Này A Nan, đó gọi là sự tu căn của Hiền Thánh trong pháp luật của Hiền Thánh. Ta đã nói về sự tu căn của Hiền Thánh trong pháp luật của Hiền Thánh. Đã nói hữu học thấy đạo trong pháp luật Hiền Thánh.
Này A Nan, ta vì các Thanh Văn đã làm việc cần làm. Các ông cũng hãy làm những việc cần làm. Nói chi tiết như Kinh Giỏ Rắn Độc.
Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Sáu Mươi Ba - Phẩm Thích đề Hoàn Nhân
Phật Thuyết Kinh Nhất Tự Kỳ đặc Phật đảnh - Phẩm Năm - Phẩm Thành Tựu Tỳ Na Dạ Ca
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm - Phần Ba - Làm Viên Mãn Bốn Niệm Xứ
Phật Thuyết Kinh Viên Giác - Chương Năm - Chương Di Lặc
Phật Thuyết Kinh Tứ đồng Tử Tam Muội - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Ba Mươi Tám - Phẩm Lý Do đặt Tên Da Du đà - Thượng Tán
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Hai Mươi Năm - Phẩm Hàng Voi