Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chuyển Thú

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH CHUYỂN THÚ  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ có số đông các Tỳ Kheo, sáng sớm đắp y mang bát vào thành Vương Xá khất thực.

Lúc ấy số đông các Tỳ Kheo nghĩ như vậy: Hôm nay còn quá sớm, chưa đến giờ đi khất thực. Chúng ta hãy ghé qua Tinh Xá các ngoại đạo. Số đông các Tỳ Kheo này liền vào Tinh Xá ngoại đạo, cùng các ngoại đạo chào hỏi nhau. Sau khi chào hỏi nhau xong, ngồi qua một bên.

Các ngoại đạo hỏi Tỳ Kheo rằng: Sa Môn Cù Đàm vì các đệ tử nói pháp đoạn trừ năm cái, chúng che lấp tâm làm cho tuệ lực suy kém, là phần chướng ngại, không chuyển hướng Niết Bàn. An trụ bốn niệm xứ, tu bảy giác ý.

Chúng tôi cũng vậy, vì các đệ tử nói đoạn năm cái vốn che lấp tâm làm cho tuệ lực suy giảm và khéo an trụ bốn niệm xứ, tu bảy giác phần.

Chúng tôi cùng với Sa Môn Cù Đàm có gì là khác nhau, đều có thể nói pháp?

Khi các Tỳ Kheo nghe những điều ngoại đạo nói, trong lòng không vui, bèn chỉ trích ngược lại, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, vào thành Xá Vệ khất thực.

Khất thực xong, trở về Tinh Xá, cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui sang một bên, đem những lời nói của ngoại đạo bạch đầy đủ lên Thế Tôn.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo:

Lúc ngoại đạo kia nói như vậy, các ông nên hỏi ngược lại rằng: Năm cái của ngoại đạo, chủng loại lý ưng là mười. Bảy giác chi, đáng ra phải là mười bốn.

Mười của năm cái là những gì?

Mười bốn của bảy giác là những gì?

Nếu hỏi như vậy, những ngoại đạo kia sẽ tự giật mình tán loạn. Theo pháp của ngoại đạo, tâm sanh sân nhuế, kiêu mạn, chê bai, hiềm hận, không nhẫn thọ, hoặc im lặng cúi đầu, không thể biện luận, âm thầm suy nghĩ.

Vì sao?

Ta không thấy người nào trong chúng Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn, Trời, Người nghe những gì Ta nói mà hoan hỷ tùy thuận, chỉ trừ có Như Lai và chúng Thanh Văn ở đây nghe mà thôi.

Này các Tỳ Kheo, mười của năm cái là những gì?

Đó là có tham dục bên trong, tham dục bên ngoài. Tham dục bên trong kia là triền cái, là chẳng phải trí, chẳng phải Đẳng Giác, không chuyển hướng đến Niết Bàn. Tham dục bên ngoài kia là cái, chẳng phải trí, chẳng phải Đẳng Giác, không chuyển hướng đến Niết Bàn.

Sân nhuế có tướng sân nhuế. Nếu sân nhuế cùng với tướng sân nhuế, tức là triền cái, chẳng phải trí, chẳng phải Đẳng Giác, không chuyển đến Niết Bàn. Có thùy, có miên. Thùy này, miên này tức là triền cái, chẳng phải trí, chẳng phải Đẳng Giác, không chuyển hướng đến Niết Bàn.

Có trạo cử, có hối tiếc. Trạo cử này, hối tiếc này tức là cái, chẳng phải trí, chẳng phải Đẳng Giác, không chuyển hướng đến Niết Bàn.

Có nghi pháp thiện, có nghi pháp bất thiện. Nghi pháp thiện này, nghi pháp bất thiện này tức là cái, chẳng phải trí, chẳng phải Đẳng Giác, không chuyển hướng đến Niết Bàn. Đó gọi là năm cái nói mười.

Bảy giác phần nói là mười bốn là những gì?

Có tâm an trú chánh niệm nơi pháp bên trong, có tâm an trú chánh niệm nói pháp bên ngoài. Niệm trụ pháp bên trong này chỉ cho niệm giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển hướng đến Niết Bàn. Niệm trụ pháp bên ngoài này cũng chỉ cho niệm giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển hướng hướng đến Niết Bàn.

Có tuyển trạch pháp thiện, tuyển trạch pháp chẳng thiện. Tuyển trạch pháp thiện kia là chỉ cho Trạch pháp giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn. Tuyển trạch pháp chẳng thiện kia cũng chỉ cho trạch pháp giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn.

Có tinh tấn để đoạn pháp bất thiện, có tinh tấn để nuôi lớn pháp thiện. Tinh tấn để đoạn trừ pháp bất thiện kia là chỉ cho tinh tấn giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn.

Tinh tấn để nuôi lớn pháp thiện kia cũng chỉ cho tinh tấn giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn. Có hỷ, có hỷ xứ. Hỷ này là hỷ giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn. Hỷ xứ này cũng là hỷ giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn.

Có thân khinh an, có tâm khinh an. Thân khinh an này là khinh an giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn. Tâm khinh an này cũng là khinh an giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn.

Có định, có tướng định. Định này chỉ cho định giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn. Tướng định này cũng chỉ cho định giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn.

Có xả pháp thiện, có xả pháp bất thiện. Xả pháp thiện này chỉ cho xả giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn.

Xả pháp bất thiện này cũng chỉ cho xả giác phần, là trí, là Đẳng Giác, có thể chuyển đến Niết Bàn. Đó gọi là bảy giác phần nói là mười bốn.

Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường