Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ha Lê - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH HA LÊ
PHẦN MỘT
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên ở tại Tinh Xá họ Thích trong thôn Ha Lê.
Bấy giờ Trưởng Giả Ha Lê Tụ Lạc đến chỗ Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên, cúi đầu đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên:
Như bài kệ Thế Tôn trả lời những câu hỏi của Ma Kiền Đề trong Kinh Nghĩa phẩm:
Đoạn tất cả các dòng,
Lấp kín nguồn nước chảy.
Sống thân cận làng xóm,
Mâu Ni không khen ngợi.
Năm dục đã trống rỗng.
Quyết không đầy trở lại.
Lời tranh tụng thế gian,
Chung cuộc không xảy nữa.
Thưa Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên, kệ này có ý nghĩa gì?
Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên trả lời gia chủ: Con mắt là dòng chảy. Tham phát khởi bởi thức con mắt. Nương vào giới con mắt mà tham dục chảy trào ra, nên gọi là dòng chảy. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý là dòng chảy tham phát khởi bởi ý thức. Nương vào ý giới mà tham dục chảy trào ra, nên gọi là dòng chảy.
Gia chủ lại hỏi Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên: Thế nào gọi là không chảy trào ra?
Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên bảo gia chủ: Thức của con mắt. Ái và hỷ y trên sắc được nhận thức bởi mắt mà phát sanh, nếu chúng dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tĩnh, tịch diêt, thì đó gọi là không chảy trào ra. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Là ý thức.
Tham dục y trên pháp được nhận thức bởi ý mà phát sanh, nếu chúng dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tĩnh, tịch diệt, thì đó gọi là không chảy trào ra.
Lại hỏi: Thế nào là nguồn?
Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên đáp: Duyên con mắt và sắc sanh ra thức con mắt. Ba sự hòa hợp sanh ra xúc. Duyên xúc sanh cảm thọ, hoặc thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc. Từ đó phát xuất dòng nhiễm trước. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Ý thức, ý thức pháp, cả ba hòa hợp sanh ra xúc.
Duyên xúc sanh cảm thọ, hoặc thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc. Dòng ái hỷ y nơi thọ này phát xuất, đó gọi là nguồn của dòng.
Thế nào là lấp nguồn của dòng này?
Sự hệ lụy do giới con mắt tiếp nhận cảnh giới tâm pháp. Nếu sự hệ lụy này dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tĩnh, tịch diệt, đó gọi là lấp nguồn của dòng.
Sự hệ lụy do tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp nhận cảnh giới tâm pháp. Nếu sự hệ lụy này dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tĩnh, tịch diệt, đó gọi là lấp nguồn của dòng.
Lại hỏi: Thế nào là thân cận, tán thán nhau?
Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên đáp: Tại gia, xuất gia thân cận nhau, cùng mừng, cùng lo, cùng vui, cùng khổ, việc gì cũng đều làm chung. Đó gọi là thân cận, tán thán nhau.
Lại hỏi: Thế nào là không khen ngợi?
Là tại gia, xuất gia không cùng thân cận, không cùng mừng, không cùng lo, không cùng khổ, không cùng vui. Phàm làm việc gì cũng đều không cùng nhau vui vẻ tán thành. Đó gọi là không khen ngợi.
Thế nào dục không trống không?
Có năm phẩm chất của dục. Sắc được nhận thức bởi mắt, đáng ưa, đáng thích, đáng nghĩ nhớ, đắm trước sâu, nuôi lớn dục.
Tiếng bởi tai, hương bởi mũi đối với hương, vị bởi lưỡi đối với vị, xúc bởi thân đối với xúc, đáng ưa, đáng thích, đáng nghĩ nhớ, đắm trước sâu, nuôi lớn dục.
Đối với năm dục này mà không lìa tham, không lìa ái, không lìa nhớ nghĩ, không lìa khao khát, thì đó gọi là dục không trống không.
Thế nào gọi là dục trống không?
Là đối với năm dục này mà lìa tham, lìa dục, lìa ái, lìa nhớ nghĩ, lìa khát khao, thì đó gọi là dục trống không. Nói bị hệ lụy trói buộc bởi ngã, đó là khi tâm pháp trở lại đầy.
Vị Tỳ Kheo A La Hán kia, đã đoạn tận các lậu, cắt đứt gốc rễ của chúng, như chặt đứt ngọn cây Đa La, đời vị lai sẽ không sanh trở lại nữa, thì làm sao lại cùng với kẻ khác tranh tụng.
Cho nên, Thế Tôn trả lời câu hỏi của Ma Kiền Đề trong Kinh Nghĩa phẩm bằng bài kệ:
Đoạn tất cả các dòng,
Lấp kín nguồn nước chảy.
Sống thân cận làng xóm,
Mâu Ni không khen ngợi.
Năm dục đã trống rỗng,
Quyết không đầy trở lại.
Lời tranh tụng thế gian,
Chung cuộc không xảy nữa.
Đó gọi là sự phân biệt nghĩa lý bài kệ mà Như Lai đã nói. Bấy giờ, gia chủ Ha Lê Tụ Lạc khi nghe Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ rồi ra về.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ma Ha Ly
Phật Thuyết Kinh Chư Phật Yếu Tập Kinh Pháp Cốt Yếu Của Chư Phật - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Bổn Sự - Phẩm Một - Phẩm Pháp Một - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Hoa Thủ - Phẩm Ba - Phẩm Võng Minh
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Ba Mươi Sáu - Phẩm Phổ Hiền Hạnh - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Bốn - Phẩm Mười Chín - Phẩm Công đức Sâu Xa
Phật Thuyết Kinh Tập Nhất Thiết Phước đức Tam Muội - Phần Sáu