Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lương Y
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH LƯƠNG Y
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc Dã, Tiên Nhân trú xứ, nước Ba La Nại.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Có bốn pháp, nếu thành tựu thì được gọi là bậc Đại Y Vương, đầy đủ các chi phần cần phải có.
Những gì là bốn?
Một là khéo biết bệnh.
Hai là khéo biết nguyên nhân của bệnh.
Ba là khéo biết cách đối trị bệnh.
Bốn là khéo biết trị bệnh để về sau bệnh không còn tái phát nữa.
Thế nào gọi là lương y khéo biết bệnh?
Lương y biết rành các chủng loại bệnh như vậy, như vậy. Đó gọi là lương y khéo biết bệnh.
Thế nào là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh?
Lương y biết rành bệnh này do gió gây nên, do đàm ấm gây nên, nước nhớt nước dãi gây nên, khí lạnh gây nên, do các sự việc hiện tại gây nên, do thời tiết gây nên. Đó gọi là lương y khéo biết căn nguyên của bệnh.
Thế nào là lương y khéo biết cách đối trị bệnh?
Lương y biết rành các loại bệnh, nên thoa thuốc, nên cho mửa, cho xổ, nên nhỏ mũi, nên xông, nên cho ra mồ hôi. Và những cách đối trị đại loại như vậy. Đó gọi là lương y khéo biết cách đối trị.
Thế nào là lương y khéo biết trị bệnh rồi về sau bệnh không còn tái phát nữa?
Lương y khéo trị tất cả các chứng bệnh, khiến dứt trừ hoàn toàn, vĩnh viễn không tái phát trở lại sau này nữa. Đó gọi là lương y khéo biết trị bệnh không còn tái phát nữa.
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác là Bậc Đại Y Vương đã thành tựu bốn đức, chữa lành bệnh chúng sanh cũng lại như vậy.
Bốn đức là gì?
Là Như Lai biết như thật đây là khổ Thánh đế. Biết như thật đây là khổ tập Thánh đế. Đã biết như thật đây là khổ diệt Thánh đế, biết như thật đây là khổ diệt đạo tích Thánh đế.
Này các Tỳ Kheo, các lương y thế gian không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, không biết như thật cách đối trị đối với cội gốc lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não.
Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác là vị Đại Y Vương, biết như thật cách đối trị đối với cội gốc sanh, lão, tử, ưu, bi, khổ, não. Vì thế nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác được gọi là Đại Y Vương.
Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới - Phần Năm - đức Phật kết Răn
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Hai - Giới độ Vô Cực - Kinh Số Hai Mươi Tám
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Ba - đại Phẩm - Kinh Sela
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Nhiếp Thọ - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bổn Khởi - Phẩm Bảy - Phẩm Tu đạt
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Viên Châu - Phần Hai