Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Quá Hoạn

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

 

KINH QUÁ HOẠN  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Nếu tin người, sanh năm điều lỗi lầm.

Hoặc khi người ấy vi phạm giới luật, bị chúng từ bỏ, thì người tin kính kẻ đó sẽ nghĩ như vậy: Đây là thầy của ta, được ta kính trọng, nay bị Chúng Tăng từ bỏ.

Nay ta còn lý gì để vào Chùa Tháp này nữa?

Khi đã không còn vào Chùa Tháp rồi, thì sẽ không kính Chúng Tăng. Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được an trụ lâu trong Chánh Pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ nhất do tin kính người sanh ra.

Lại nữa, ai tin kính người, nếu người được kính vi phạm giới luật, bị Chúng Tăng cử tội bất kiến.

Ai tin kính người sẽ nghĩ như vậy: Đây là thầy ta, đã được ta kính trọng mà nay bị Chúng Tăng cử tội bất kiến.

Nay ta còn lý gì để vào Chùa Tháp nữa?

Khi đã không vào Chùa Tháp rồi, thì không còn kính chúng Tăng. Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong Chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ hai do dễ tin kính người sanh ra.

Lại nữa, người kia nếu đắp y mang bát du hành phương khác, kẻ tin kính người kia sẽ nghĩ như vậy: Người được ta kính, đã đắp y mang bát du hành nhân gian.

Nay ta còn lý gì mà vào Chùa Tháp này nữa?

Khi đã không vào Chùa Tháp rồi, thì không còn cung kính Chúng Tăng.

Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ ba do dễ tin kính người sanh ra.

Lại nữa, nếu người được tin kính kia, xả giới hoàn tục, người dễ tin kính người kia sẽ nghĩ như vậy: Ông là thầy ta, được ta kính trọng, đã xả giới hoàn tục, nay ta không nên vào Chùa Tháp này. Khi đã không vào Chùa rồi, sẽ không còn kính Chúng Tăng.

Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ tư do dễ tin kính người sanh ra.

Lại nữa, nếu người được tin kính kia, thân hoại mạng chung, người dễ tin kính người kia sẽ nghĩ như vậy: Ông là thầy ta, được ta kính trọng, nay đã qua đời.

Nay ta còn lý gì để vào Chùa Tháp này nữa?

Khi đã không còn vào Chùa nữa, thì sẽ không còn kính Tăng. Đó gọi là lỗi lầm thứ năm do dễ tin kính người sanh ra.

Cho nên, các Tỳ Kheo, phải học như vậy: Ta sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh Giới. Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường