Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thành ấp

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH THÀNH ẤP  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Ta nhớ về thuở trước, khi chưa thành Chánh Giác, một mình ở chỗ vắng, tinh tấn chuyên cần thiền định tư duy, khởi nghĩ như vậy: Do có pháp gì nên có già chết.

Duyên pháp gì nên có già chết?

Ta liền tư duy chân chánh và như thật phát khởi vô gián đẳng và khởi lên nhận thức: Vì có sanh nên có già chết. Vì duyên sanh nên có già chết. Và đối với hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc cũng như vậy.

Do có pháp gì nên có danh sắc, vì duyên pháp gì nên có danh sắc?

Ta liền tư duy chân chánh và như thật phát khởi vô gián đẳng và khởi lên nhận thức: Vì có thức nên có danh sắc, vì duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy như vậy, ngang đến thức thì quay trở lại, không thể vượt qua nó được. 

Nghĩa là duyên thức nên có danh sắc. Duyên danh sắc nên có lục nhập. Duyên lục nhập nên có xúc.  Duyên xúc nên có thọ. Duyên thọ nên có ái. Duyên ái nên có thủ. Duyên thủ nên có hữu. Duyên hữu nên có sanh. Duyên sanh nên có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não và tụ tập thuần một khối khổ lớn như vậy.

Bấy giờ, Ta suy nghĩ: Do không có pháp gì nên không có già chết.

Do pháp gì diệt nên già chết diệt?

Ta liền tư duy chân chánh và như thật phát khởi vô gián đẳng và khởi lên nhận thức: Vì không có sanh nên không già chết. Vì sanh diệt nên già chết diệt. Đối với sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc, thức, hành cũng như vậy. Nói đầy đủ như Kinh trên.

Ta lại tư duy: Do không có pháp gì, nên không có hành.

Do pháp gì diệt nên hành diệt?

Ta liền tư duy chân chánh và như thật phát khởi vô gián đẳng và khởi lên nhận thức: Vì không có vô minh nên không có hành. Vì vô minh diệt nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Thức diệt nên danh sắc diệt.

Danh sắc diệt nên lục nhập diệt. lục nhập diệt nên xúc diệt. Xúc diệt nên thọ diệt. Thọ nên ái diệt. Ái diệt nên thủ diệt.

Thủ diệt nên hữu diệt. Hữu diệt nên sanh diệt. Sanh diệt nên lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não diệt và thuần một khối khổ lớn tụ tập cũng bị diệt.

Bấy giờ, Ta nghĩ rằng: Ta đã gặp được con đường của cổ Tiên Nhân, lối mòn của cổ Tiên Nhân. Dấu chân của cổ Tiên Nhân. Cổ Tiên Nhân đã từng đi theo dấu này, nay Ta cũng đi theo.

Ví như có người đi giữa đồng hoang, vạch lối tìm đường đi, chợt gặp đường cũ chỗ người xưa đã đi, người kia liền theo đó mà đi.

Đi lần về trước, thấy được thành ấp cũ, cung điện Vua xưa, vườn cảnh, ao tắm, rừng cây sạch sẽ, người ấy nghĩ rằng:  Bây giờ ta nên đến tâu cho Vua biết.

Người ấy vội vàng đi đến Quốc Vương tâu: Đại Vương biết cho, tôi đang đi giữa đồng hoang, vạch lối tìm đường đi, chợt gặp đường cũ chỗ người xưa đã đi, người kia liền theo đó mà đi.

Đi lần về trước, thấy được thành ấp cũ, cung điện Vua xưa, vườn cảnh, ao tắm, suối rừng sạch trong.

Đại Vương có thể đến đó nghỉ ngơi. Quốc Vương liền đến đó, cư trú nơi đó, rất an lạc, yên ổn và nhân dân cũng được phồn thịnh.

Nay Ta cũng như vậy, gặp được con đường của cổ Tiên Nhân, lối mòn của cổ Tiên Nhân. Dấu chân của cổ Tiên Nhân. Chỗ Tiên Nhân xưa đã đi, nay Ta cũng đi theo.

Con đường đó là tám Thánh Đạo: Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Ta từ nơi đạo này mà thấy được lão, bệnh, tử.

Sự tập khởi của lão, bệnh, tử. Sự diệt tận của lão, bệnh, tử. Con đường đưa đến sự diệt tận của lão, bệnh, tử.

Thấy được về sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập xứ, danh sắc, thức, hành, thấy sự tập khởi của hành, sự diệt tận của hành, con đường đưa đến sự diệt tận của hành. Ta đối với pháp này tự biết, tự giác ngộ, thành tựu Đẳng Chánh Giác.

Rồi khai thị, hiển phát, vì an lạc và lợi ích của các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di và các Sa Môn, ngoại đạo, Bà La Môn, tại gia, xuất gia, cả bốn chúng, được nghe, chân chánh hướng theo, khởi lòng tin ưa, biết pháp lành, khiến cho phạm hạnh thêm rộng.

Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường