Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thánh Mặc Nhiên
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH THÁNH MẶC NHIÊN
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Đức Phật ở tại Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà, thành Vương Xá. Bấy giờ Đại Mục Kiền Liên đang ở trong núi Kỳ Xà Quật, thành Vương Xá.
Bấy giờ, Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên bảo các Tỳ Kheo: Một thời, Thế Tôn ở tại Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà.
Tôi đang ở trong núi Kỳ Xà Quật này, một mình ở chỗ vắng nghĩ như vậy: Thế nào là sự im lặng của bậc Thánh?
Lại nghĩ tiếp: Nếu có Tỳ Kheo mà giác và quán đã dứt, nội tĩnh nhất tâm. Không giác, không quán, có hỷ lạc do đinh sanh, chứng và an trú Nhị Thiền, đó gọi là sự im lặng của bậc Thánh.
Lại nghĩ tiếp: Nay ta cũng nên im lặng như Bậc Thánh, với giác và quán đã dứt, nội tĩnh nhất tâm. Không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng và an trú nhiều lần. Sau khi đã an trụ nhiều rồi, tâm lại khởi có giác, có quán.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết ý nghĩ trong tâm tôi, tức thì Ngài biến mất ở Tinh Xá Trúc Viên và hiện ra trong núi Kỳ Xà Quật, trước mặt tôi.
Ngài nói với tôi rằng: Này Mục Kiền Liên, ông nên im lặng như bậc Thánh, chớ sanh buông lung. Tôi nghe Đức Thế Tôn nói xong, liền xa lìa hữu giác, hữu quán, nội tĩnh nhất tâm. Không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng và an trụ Nhị Thiền.
Ba lần như vậy, Phật cũng dạy tôi ba lần: Ngươi nên im lặng như Bậc Thánh chớ buông lung. Tôi lại dứt hữu giác, hữu quán, nội tĩnh nhất tâm. Không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng và an trú Nhị Thiền.
Nếu nói chân chính, con của Phật sanh từ miệng Phật, hóa sanh từ pháp, thừa hưởng gia tài Phật Pháp, thì chính thân tôi là người này.
Vì sao?
Tôi là con của Phật sanh từ miệng Phật, hóa sanh từ pháp, thừa hưởng gia tài Phật Pháp. Bằng chút phương tiện mà được thiền, giải thoát, tam muội, chánh thọ.
Ví như Thái Tử lớn của Chuyển Luân Thánh Vương, tuy chưa làm lễ quán đảnh nhưng đã được Vương Pháp, không tinh cần phương tiện mà có thể được năm dục công đức. Tôi cũng như vậy, là con của Phật, không tinh cần phương tiện, mà có thể được thiền, giải thoát, tam muội, chánh thọ.
Trong vòng một ngày Đức Thế Tôn đã ba lần dùng thần thông đến chỗ tôi, ba lần dạy dỗ tôi, đem chỗ của bậc Đại Nhân kiến lập cho tôi.
Sau khi Tôn Giả Mục Kiền Liên nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Nhất Thiết Như Lai ô Sắt Nị Sa Tối Thắng Tổng Trì
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bốn - Phẩm Ngạ Quỷ - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Bảy Mươi Bốn - Phẩm Biến Học
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Bốn - Kinh Phật Thuyết Như Vậy - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Hai