Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tỳ Xá Ly
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH TỲ XÁ LY
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở tại giảng đường Trùng Các, bên cạnh ao Di Hầu tại Tỳ Da Ly.
Bấy giờ có gia chủ tên là Úc Cù Lũ đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: Vì sao có Tỳ Kheo nhập Niết Bàn ngay trong đời này và có Tỳ Kheo không nhập Niết Bàn ngay trong đời này?
Phật bảo gia chủ: Nếu Tỳ Kheo nào, đối với sắc được nhận thức bởi mắt mà có ái niệm, đắm nhiễm. Do ái niệm, đắm nhiễm, thường y trên thức và bị nó trói buộc, bị nó giữ chặt, nên không thể nhập Niết Bàn ngay trong đời hiện tại. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy.
Nếu Tỳ Kheo nào, đối với sắc được nhận thức bởi mắt mà không ái niệm, đắm nhiễm.
Vì không có ái niệm, đắm nhiễm nên không y trên thức. Vì không bị xúc, không bị dính mắc, không bị chấp thủ, nên các Tỳ Kheo này nhập Niết Bàn ngay trong đời hiện tại. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
Cho nên, này gia chủ, có Tỳ Kheo nhập Niết Bàn ngay trong đời này và có Tỳ Kheo không nhập Niết Bàn ngay trong đời này.
Như Kinh Gia Chủ Hỏi, Kinh A Nan hỏi và Kinh Phật Vì Các Tỳ Kheo Mà Nói, cũng dạy như trên vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Ba - Phẩm địa Ngục - Tập Ba Mươi Mốt
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tỳ Xá Ly
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Sáu Mươi Mốt - Phẩm Hỏi Về Tướng Hạnh Nguyện
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Duyên Sanh
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh Thập Thượng - Phần Năm - Sáu Pháp