Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Văn - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH VÔ VĂN
PHẦN HAI
Tôi nghe như vậy!
Môt thời, Phật ở tại Vườn Trúc, khu Ca Lan Đà nơi thành Vương Xá.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Phàm phu ngu si vô học, đối với thân bốn đại mà ghê tởm, lìa dục, quay lưng xả bỏ. Nhưng không phải là đối với thức.
Vì sao?
Vì họ thấy thân bốn đại có thêm, bớt, có lấy, bỏ. Nhưng đối với tâm, ý, thức, thì kẻ phàm phu ngu si vô học không thể sanh nhàm tởm, lìa dục, giải thoát.
Vì họ từ lâu đời ở nơi đây mà ấp ủ, nâng niu, hệ lụy ngã, hoặc sở đắc, hoặc chấp thủ, nói rằng: Đây là ta, đây là của ta, hay ở trong nhau. Cho nên kẻ phàm phu ngu si vô học không thể ở nơi đây mà sanh nhàm tởm, lìa dục, quay lưng xả bỏ được.
Kẻ phàm phu ngu si thà ở nơi thân do bốn đại mà chấp là ngã, là ngã sở, chứ không thể ở nơi thức mà chấp là ngã, là ngã sở.
Vì sao?
Vì thân do bốn đại, hoặc thấy chỉ tồn tại trong khoảng mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, cho đến trăm năm rồi thì tiêu vong, hoặc kéo dài hơn một chút.
Còn tâm, ý, thức này thì sự sanh diệt, biến chuyển, đổi khác, ở trong từng ngày, từng đêm, từng giờ, từng khắc, trong từng thoáng chốc.
Cũng như con vượn rong chơi trong rừng cây kia, thoáng chốc ở nơi này, chợt thoắt đi nơi khác, chuyền từ cành này qua nhánh nọ, buông cây này nắm cây kia. Tâm, ý, thức cũng lại như vậy, thoáng sanh, thoáng diệt.
Đa văn Thánh đệ tử đối với các duyên khởi khéo tư duy quán sát như vậy: Lạc xúc làm duyên sanh ra lạc thọ. Khi cảm giác lạc thọ, biết như thật là đang có cảm giác lạc thọ.
Khi lạc xúc kia diệt, thọ do lạc xúc làm nhân duyên sanh ra cũng diệt mất, mát mẻ, tịch tĩnh. Như lạc thọ. Các thọ sanh bởi nhân duyên là khổ xúc, hỷ xúc, ưu xúc, xả xúc cũng vậy.
Khi cảm giác xả thọ thì biết như thật là đang có cảm giác xả thọ. Khi xả xúc kia diệt. Xả thọ do xả xúc làm nhân duyên sanh ra cũng diệt mất, mát mẻ, tịch tĩnh.
Ví như hai thanh gỗ cọ xát vào nhau, hòa hợp sanh ra lửa. Nếu hai thanh gỗ rời nhau, thì lửa cũng theo đó mà diệt mất.
Cũng vậy, các thọ duyên xúc mà tập khởi, do xúc mà sanh, do xúc mà tập khởi. Nếu khi sự xúc chạm thế này thế kia mà tập khởi, thì những cảm thọ thế này thế kia cũng tập khởi.
Khi sự tập khởi của sự xúc chạm thế này thế kia diệt, thì sự tập khởi của cảm thọ thế này thế kia cũng diệt mất, mát mẻ, tịch tĩnh.
Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, đối với sắc được giải thoát. Và đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng được giải thoát.
Đối với sanh già bệnh chết ưu bi não khổ cũng được giải thoát. Ta nói người này đối với khổ đã được giải thoát.
Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Năm Mươi Năm - Phẩm Nhân Duyên Của ưu Ba Ly
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Một - Phẩm Phát Tâm Cúng Dường - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Một - Phẩm Nêu Bày Khắp Chốn - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Mộc Chẩm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đế Thích - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Nhất Hướng Xuất Sinh Bồ Tát
Phật Thuyết Kinh Bảo Lăng Già A Bạt đa La - Phẩm Hai - Phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Sáu - Phẩm Cảnh Giới Của Thức - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Nhất - Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi - Phần Năm