Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Bốn - Nhập Vào đại Bi Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM BỐN

NHẬP VÀO ĐẠI BI CHẲNG THỂ

NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI  

TẬP BA  

Nguyện xin Đấng Thiện Thệ Sugata chuyển bánh xe pháp liền nói kệ rằng:

Chỗ Như Lai chứng rất vắng lặng

Thanh tịnh, không dơ, sáng màu nhiệm

Chẳng thể tuyên nói, không tên, lời danh ngôn

Phật Tịnh trí tuệ trí tuệ trong sạch của Phật Đức cùng tột

Vì Kinh này, ở nhiều ức kiếp

Khổ Hạnh Duḥskara caryā khó hành, trải qua hết.

Vô thủy: Si Moha: Ngu si.

Ái Tṛṣṇa: Yêu mến.

Ngã Ātma: Cái ta.

Tùy miên Anuśaya: Tên gọi khác của phiền não.

Chúng sinh điên đảo, khiến giác ngộ

Chúng sinh hội này nhiều thiện lợi

Xưa ở chỗ Phật đã tu nhân Hetu

Nguyện xin rộng mở cửa Cam Lộ Amṛta mukha

Chuyển tối thắng luân lợi hàm thức satva: Hữu tình, chúng sinh

Họ sẽ giác ngộ pháp tối thượng

Nghiền nát quân ma không dư sót

Dẫn dắt chúng sinh trong đường tà

Trụ đường chân chánh của Như Lai

Đại bi Như Lai là tối thượng

Vì lợi tất cả, chẳng nghĩ bàn

Nay con khuyến thỉnh Thiên Nhân Sư Śāstā deva manuṣyānāṃ:

Thầy của hàng Trời, Người

Chuyển nơi pháp vi diệu tối thượng

Như Phật Câu Lưu Tôn Krakucchanda đã chuyển

Cũng như Câu Na Hàm Mâu Ni Kanaka muṇi

Ca Diếp Thiện Thệ Kāśyāpa sugata chuyển pháp Luân Dharma cakra: bánh xe pháp

Nay thỉnh Thế Tôn như vậy chuyển

Ví như mây lớn tuôn mưa ngọt

Cỏ, thuốc, cây nát đều phát sinh

Nguyện Phật kéo mây đại từ bi

Tuôn mưa diệu pháp khó nghĩ bàn

Như Lai mới sinh, sư tử hống Siṃha nāda:

Tiếng rống của Sư Tử

Thề giải thoát khắp các hữu tình

Nguyện rưới nước pháp đúng thời kỳ

Thỏa mãn Trời, Người khát ngưỡng sâu

Này Thiện Nam Tử! Thi Diệp Phạm Vương nói kệ thỉnh xong.

Ở lúc đó, ta nhận sự cầu thỉnh của Phạm Vương, chẳng buông bỏ du hý đại bi của Như Lai, ở trong Tiên Nhân Đạo Xứ Thí Lộc Lâm Mṛgadāva: Rừng dành cho loài nai vui sống trong thành Ba La Nại Vārāṇasī, bắt đầu chuyển bánh xe pháp vô thượng… nơi mà Sa Môn Śramaṇa.

Hoặc Bà La Môn Brāhmaṇa, hoặc Trời Deva, Ma Māra, Phạm Brahma chẳng thể chuyển. Khi chuyển bánh xe pháp, khắp cả ba ngàn đại thiên Thế Giới đều nghe được, thời A Nhã Kiều Trần Như Ājñāta kauṇḍimya đầu tiên nghe pháp, ngộ giải hiếu biết thấu tỏ được quả.

Lúc đó, ta nói kệ rằng:

Chẳng thể nói sâu xa

Thắng nghĩa không văn tự

Ta nói phi vô quả chẳng phải là không có quả

Trần Như Ājñāta kauṇḍimya mới ngộ giải.

Thiện Nam Tử! Khi ta chuyển bánh xe pháp, lại có vô lượng vô số chúng sinh đều ở Du Hý đại bi của Như Lai mà được điều phục, lại có vô lượng vô số chúng sinh phát tâm bồ đề. Thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi thường chuyển.

Này thiện nam tử! Đây là viên mãn đầy đủ mười sáu đại bi của Như Lai, thường trụ trong ấy thì chẳng mượn công dụng, nhậm vận tự nhiên tùy thuận các pháp mà vận làm luôn luôn chuyển.

Vì một chúng sinh, trải qua hằng sa kiếp ở đại địa ngục nhận chịu đủ mọi nỗi khổ mà chúng sinh này hoặc có điều phục, hoặc chưa điều phục. Cần thiết khiến cho điều phục rồi đặt ở trong chánh pháp của Như Lai. Như vì một chúng sinh, vì tất cả chúng sinh ắt cũng như vậy.

Như vậy trải qua, ở trong vô lượng kiếp nhận chịu nỗi khổ của địa ngục không có mệt mỏi chán nản, tâm đại bi cũng không có giảm thiếu, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi sâu nặng chẳng thể nghĩ bàn, tâm bi của nhị thừa như cắt bỏ lớp da bên ngoài, tâm bi của Bồ Tát như cắt bỏ mỡ thịt, đại bi của Như Lai tẩy trừ sâu đến xương tủy.

Lại nữa, tùy thuận trí của Phật là Thanh Văn bi tâm bi của Thanh Văn, khuyên các chúng sinh phát tâm bồ đề là Bồ Tát bi tâm bi của Bồ Tát.

Thọ ký sẽ thành Phật là Như Lai bi tâm bi của Như Lai, nhân vào tâm Từ Maitra citta dấy lên là Thanh Văn bi, nhân hóa độ chúng sinh là Bồ Tát bi.

nhân vào cứu cánh thành thục chúng sinh là Phật đại bi đại bi của Phật, cầu chặt đứt sinh tử là Thanh Văn bi, vận chuyển đưa chúng sinh đến ở bờ bên kia bờ giải thoát là Bồ Tát bi.

Khắp hay độ thoát tất cả sinh tử, tất cả phiền não đến ở bờ bên kia là Phật đại bi. Chánh vì thế cho nên biết đại bi của Như Lai rất ư tối thắng, vì muốn điều phục các chúng sinh, hoặc trải qua một kiếp, hoặc lại trăm kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp trụ lâu dài ở đời chẳng vào Cứu Cánh Vô Dư Niết Bàn.

Này Thiện Nam Tử! Cách đây lâu xa hơn A tăng kỳ kiếp, lúc đó có Đức Phật hiện ra ở đời, tên là Chiên Đàn Xá Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miểu Tam Phật Đà Candana ja tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya: Chiên Đàn Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác, Thế Giới tên là Hữu Hương, Kiếp tên là Tối Thắng Hương, Đức Phật sống đến sáu mươi tám vạn bốn ngàn tuổi, số đệ tử Thanh Văn đã tập hội gồm có sáu mươi tám vạn bốn ngàn người.

Trong các lỗ chân lông trên thân của Đức Như Lai ấy luôn luôn tuôn ra mùi thơm màu nhiệm tràn khắp ba ngàn đại thiên Thế Giới, tất cả xông ướp không có các uế ác. Tường vách, nhà cửa, cây cối, núi sông, mọi loại sắc tướng không có gì chẳng có mùi thơm, cho nên Thế Giới này có tên gọi là Hữu Hương.

Chúng sinh trong cõi ấy ngửi thấy mùi thơm này thì ba nghiệp thanh tịnh, đầy đủ mọi thiện, rời bỏ nhà tu đạo, vào sâu trong bốn thiền. Trong Thế Giới này, một vạn Đức Như Lai nối tiếp nhau hiện ra, đều đồng một Danh Hiệu Chiên Đàn Xá Candana ja, thế nên Kiến này có tên gọi là Tối Thắng Hương.

Đức Chiên Đàn Xá Như Lai làm Phật Sự xong, đến lúc Niết Bàn Nirvāṇa, lại dùng Thiên Nhãn Devya cakṣu tịnh diệu vượt qua tất cả người Trời, quán khắp chúng sinh: Nhóm chúng sinh nào chưa được Phật điều phục, nhóm chúng sinh nào mà ta đang điều phục, cho đến Phi tưởng Phi Phi tưởng Thiên Naivaśañjñānasañjñāyatana có một chúng sinh nào trong đời quá khứ từng gieo trồng căn lành Kuśalamūla: Thiện căn, ưa thích nghe đại thừa Mahā yāna, tâm được thanh tịnh thì ta nên điều phục.

Nhưng chúng sinh này còn trải qua tám vạn bốn ngàn kiếp trụ trong Cõi Trời ấy, qua đấy mới từ Cõi Trời giáng xuống, sinh vào nhân gian, chư biết năm dục, nghe khen đại thừa liền phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Anuttarāsamyaksaṃbuddhi: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, đối với đại thừa vĩnh viễn chẳng thoái lùi.

Khi ấy, Đức Chiên Đàn Xá Như Lai dùng phương tiện đại bi quán sát khắp cả xong, liền bảo các Tỳ Kheo Bhikṣu: Trong đêm nay, ta sẽ vào Niết Bàn. Liền nhập vào đại bi Lân Mẫn Tam Muội, vào Tam Muội Samādhi xong hiện bày Niết Bàn. Sau khi Đức Phật diệt độ, phân chia Xá Lợi Śarīra, người Trời ở mười phương cung kính cúng dường.

Chánh pháp trụ ở đời tám vạn bốn ngàn năm lợi ích an vui cho vô lượng chúng sinh, thuần dùng một vị của chánh pháp hóa độ con người, không có Tượng Pháp Saddharma pratirūpaka lưu hành ở đời.

Đức Phật Thế Tôn ấy tuy hiện bày Niết Bàn nhưng dùng sức thần thông của đại bi lân mẫn Tam Muội ấy gìn giữ, lại trụ ở đời tám vạn bốn ngàn kiếp, ẩn thân tướng tốt đẹp, đời không thể nhìn thấy. Trải qua tám vạn bốn ngàn kiếp xong, có một chúng sinh kia trụ ở cõi Phi tưởng Naivaśañjñānasañjñā yatana mới sinh vào cõi người, trong nhà Đại Hào quý.

Năm được tám tuổi thời Đức Như Lai ấy từ tam muội khởi dậy, đến nhà của đồng tử, hiện thân tướng tốt đẹp, trụ trước mặt đồng tử, chỉ có đồng tử này với một vạn hai ngàn vị Thiên Tử nên điều phục, được thấy Đức Như Lai, còn lại không ai có thể nhìn thấy.

Lúc đó, Đức Như Lai ấy trước tiên làm cho đồng tử phát khởi đại thừa, lại vì đồng tử diễn nói tai họa của năm dục rồi bảo rằng: Này thiện nam tử! Năm dục quá ác, rất ư đáng sợ, ví như năm con rắn độc tụ hội cao lớn, tùy theo một con rắn độc tức liền hại người huống chi là năm con tụ hội, cũng như cất chứa gom tụ năm thứ thuốc độc, nếu nếm chút phần liền hay hại người huống chi là ăn cả năm nhóm. Thế nên, ngươi cần phải đừng tham dính.

Bấy giờ, đồng tử nghe lời nói này xong, quán sát nhà cửa, vật dụng sinh sống, hoặc nam hoặc nữ, tất cả hết thảy đều như rắn độc, sinh chán lìa sâu xa, liền đối với A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, phát tâm sâu nặng, được chẳng thoái lùi.

Đức Phật biết thân tâm của đồng tử lắng sạch, đầy đủ mọi thiện, liền cho Thọ Ký Vyākaraṇa rồi bảo đồng tử rằng: Nay, đồng tử này trải qua bảy mươi hai A tăng kỳ kiếp sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, tên là Tối Thắng Bảo Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện ra ở đời.

Lúc Đức Phật thọ ký thời người khác chẳng nghe được, chỉ có đồng tử này với một vạn hai ngàn vị Thiên Tử có thể trụ pháp khí thảy đều được nghe.

Thời các vị Thiên Tử đều phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, tác nguyện này: Nếu lúc Đức Tối Thắng Bảo Như Lai thành Phật, thời chúng con sẽ sinh vào cõi nước của Phật ấy.

Khi ấy, Đức Chiên Đàn Xá Như Lai bảo: Các Thiên Tử sẽ được vãng sinh, Đức Tối Thắng Bảo Như Lai kia sẽ trao cho các ông A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký.

Bấy giờ, Đức Chiên Đàn Xá Như Lai thọ ký riêng cho Bồ Tát kia xong, sau đó rốt ráo nhập vào Niết Bàn, tất cả người Trời cúng dường Xá Lợi.

Này Thiện Nam Tử! Do nghĩa này cho nên đại bi sâu nặng viên mãn đầy đủ của tất cả Như Lai chẳng phải là cảnh giới của các Thanh Văn Śrāvaka, Duyên Giác Pratyeka buddha.

Này Thiện Nam Tử! Pháp môn như vậy hay khiến cho mầm giống Phật của các ông chẳng đứt đoạn. Nếu có chúng sinh nghe pháp môn này, thọ trì, đọc tụng, viết chép, giải nói cho đến một chữ, một câu, một kệ thì căn lành đã được khi chưa vào Niết Bàn luôn nối tiếp nhau chẳng đứt đoạn.

Tại sao thế?

Vì nhân Hetu chẳng bị đứt đoạn vậy.

Như Lai ở trong chúng hội này, khi nói pháp môn sâu xa của đại bi thời có một hằng hà sa số chúng sinh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, hai hằng hà sa Bồ Tát được tùy thuận nhẫn, ba hằng hà sa Bồ Tát được mười sáu đại bi của Như Lai với quán đỉnh pháp nhẫn của tất cả Phật.

Bấy giờ, tất cả đại chúng nghe pháp môn này xong thì vui mừng hớn hở, trong mát thích thú, đảo lộn thân tâm, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: Lành thay Như Lai! Lành thay Thiện Thệ! Thích nói nghĩa này.

Liền đem mọi loại vật cúng của người Trời duỗi bày cúng dường, hoặc dùng mọi loại Anh Lạc báu, hoặc dùng mọi loại quần áo thượng diệu, hoặc dùng mọi loại món ăn uống trân quý. Hoặc dùng quần áo pháp, phướng, pháp, dù lọng… cầm mọi loại vật cúng của nhóm như vậy, cung kính tôn trọng cúng dường Đức Phật.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần