Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Bốn - Nhập Vào đại Bi Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM BỐN

NHẬP VÀO ĐẠI BI CHẲNG THỂ

NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI  

TẬP HAI  

Lại nữa, thiện nam tử! Nói bồ đề gọi là thể tính trống rỗng Śūnya: Không. Do thể trống rỗng cho nên tức bồ đề trống rỗng, do thể trống rỗng cho nên tất cả pháp trống rỗng. Đức Như Lai như vậy như thể trống rỗng ấy, ở tất cả pháp hiện Chánh Đẳng Giác.

Do nghĩa này cho nên chẳng dùng không giác mà hiểu nơi trống rỗng. Đây tức gọi là một trí của ba Bồ Đề Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Nói là: Hoặc trống rỗng Śūnya: Không, hoặc bồ đề Bodhi … chút phần không có hai. Trống rỗng với bồ đề chẳng thể phân biệt, cùng với tất cả pháp cũng lại như vậy không có hai, không có hai tướng.

Suy xét kỹ lưỡng, quán sát tất cả các pháp không có tên gọi Nāma: Danh, không có tướng Lakṣaṇa, không có năng hành hay chủ động mà thực hành, cũng không có sở hành đối tượng để thực hành, không có chỗ hướng đến, không có lời, không có nói, không có chấp giữ, không có chọn lấy.

Đây gọi là trống rỗng Śūnya: Không, trong đệ nhất nghĩa chân lý tối cao của Phật Giáo thì trống rỗng Śūnya: Không cũng không thể đắc được mà chỉ có lời nói. Như nói hư không chỉ có trống rỗng, nói trống rỗng chẳng phải là cảnh của lời nói. Như vậy nói trống rỗng gọi là chẳng thể nói. Đây gọi là nhập vào tất cả pháp môn.

Nói là: Tất cả pháp không có Danh Nāma: Tên gọi thật Tự Akṣara: Chữ, tên gọi giả. Ở trong không có tên gọi vô danh gắng gượng dùng tên gọi danh nói. Như vậy danh tự ở tất cả pháp không có chỗ trụ.

Tại sao thế?

Vì y theo tất cả tướng giả lập tên gọi danh ấy, bản tính của tướng vốn trống rỗng thì tên gọi y theo đâu mà lập?

Đức Như Lai như vậy dùng trí như thật biết tất cả pháp.

Ở đây, thế nào là biết tri?

Cái biết tri từ xưa nay bản lai chẳng sinh, chẳng xuất ra, chẳng dấy lên khởi, chẳng diệt, không có ngăn che, không có trở ngại, không có tướng, không có tạo làm… lìa tâm ý thức, không có danh tự, không có âm thanh… thấy biết như vậy mà được giải thoát.

Giải thoát như vậy chẳng cột chẳng cởi, tại sao thế?

Vì tính bình đẳng, nhưng phàm phu chẳng hiểu chẳng biết. Vì muốn khiến cho họ hiểu biết như thật, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.

Lại nữa thiện nam tử! bồ đề, hư không bình đẳng. Bình đẳng nhưng hư không ấy không có ngang bằng vô đẳng, không có gì chẳng ngang bằng vô bất đẳng. Bồ đề cũng vậy, không có ngang bằng đẳng, chẳng ngang bằng bất đẳng.

Tại sao thế?

Vì các pháp như thật, không có sinh, không có diệt cho nên tất cả pháp không có ngang bằng đẳng, chẳng ngang bằng bất đẳng.

Đức Như Lai như thị như thật thấy biết không có ngang bằng vô đẳng, chẳng ngang bằng bất đẳng cho nên ở các pháp hiện Đẳng Chánh Giác. Thế nên ở bên trong không có chút pháp nói ngang bằng đẳng chẳng ngang bằng bất đẳng, đối với tất cả pháp như thật mà biết.

Nên biết như thế nào?

Biết tất cả pháp không có gốc rễ căn bản, không có sinh, không có diệt. Tất cả các pháp xưa không có, nay có… đã có rồi trở lại không có. Cái ấy không có sinh cũng không có diệt, như vậy sinh diệt theo nhân duyên sinh, theo nhân duyên chuyển.

Trong đây không có chút pháp có thể chuyển. Như Lai vì chặt đứt con đường sinh tử nguy hiểm lâu dài, cho nên nói pháp như thị như thật. Tất cả chúng sinh chẳng hiểu chẳng biết chặt đứt con đường sinh tử, cũng lại chẳng biết pháp tính bình đẳng với chẳng bình đẳng. Vì muốn khiến cho họ hiểu biết như thật, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.

Lại nữa, thiện nam tử! Chỗ mà bồ đề đã chứng tức là như như Tathā. Như bồ đề, như hình sắc cũng như vậy, nơi đệ nhất nghĩa chẳng một chẳng khác bất tức bất ly.

Như bồ đề như thật Tathā: Như, như như, như thật, bản tính của tất cả sự vật chân thật chẳng biến đổi, ở thọ vedanā, tưởng saṃjñā, hành saṃskāra, thức vijñāna như thật tathā cũng chẳng một chẳng khác.

Như bồ đề như thật Tathā, nơi địa giới pṛthivi dhātu như thật tathā … thủy giới ab dhātu, hỏa giới tejo dhātu, phong giới vāyu dhātu như thật tathā cũng chẳng một chẳng khác.

Như bồ đề như thật tathā, nơi nhãn giới cakṣu dhātu, sắc giới rūpadhātu, nhãn thức giới cakṣu vijñāna dhātu như thật tathā cũng chẳng một chẳng khác.

Như bồ đề như thật tathā, nơi nhĩ giới śrotra dhātu, thanh giới śabdadhātu, nhĩ thức giới śrotra vijñāna dhātu như thật tathā, cho đến ý giới mano dhātu, pháp giới dharma dhātu, ý thức giới mano vijñāna dhātu như thật tathā cũng chẳng một chẳng khác.

Như vậy các Uẩn Skandha với nhóm Giới Dhātu, Xứ Āyatana cũng chẳng một chẳng khác bất tức bất ly.

Đức Như Lai xứng như thật Tathā biết tất cả pháp, thế nên hiện tiền thành Đẳng Chánh Giác Samyaksaṃbuddha, xứng với tính, tướng, Đẳng Chánh Giác. Như hiện tại, như quá khứ, vị lai cũng lại như vậy… mé trước tiền tế chẳng sinh, mé sau hậu tế chưa đến, mé giữa trung tế vắng lặng.

Bình đẳng như vậy tức là chỗ mà bồ đề chân thật đã chứng. Chỗ chứng như vậy, một pháp chẳng khác tất cả pháp, tất cả pháp chẳng khác một pháp. Do trong như thật hoặc một, hoặc hai, hoặc lại nhiều pháp đều chẳng thể đắc được. Chúng sinh phàm phu chẳng hiểu chẳng biết chỗ chứng như vậy, Ta sẽ khiến cho họ hiểu, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề không có tướng, khéo vào các tướng.

Thế nào là tướng?

Thế nào là không có tướng?

Trong đây, tướng là bắt đầu tu khởi tất cả thiện pháp. Nói không có tướng là tất cả pháp đều chẵng thể đắc được.

Lại nữa, tướng là nơi mà tâm không có trụ vô trụ tâm đã trụ. Nói không có tướng tức là vô tướng Tam Muội Giải Thoát.

Lại nữa, tướng là pháp của tâm Citta, tâm Sở Caitasika cân lường quán sát tất cả các pháp.

Nói không có tướng là vượt qua chỗ cân lường, tùy theo nhận thức Vijñāna: Thức gây tạo Nghiệp Karma.

Lại nữa, tướng là đối với pháp Hữu Vi Saṃskṛta quán sát tinh tế rõ ràng. Nói không có tướng là đồi với pháp Vô Vi Asaṃskṛta hiện chứng tương ứng.

Phàm phu chẳng hiểu môn tướng, vô tướng thâm sâu như vậy, ta sẽ khiến cho họ hiểu, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề không có chảy rỉ vô lậu, không có uẩn phiền não.

Trong đây, thế nào là chảy rỉ Āsrava: Lậu, tên gọi riêng của phiền não, không có chảy rỉ Anāsvara: Vô Lậu. Lậu chảy rỉ có bốn loại là dục lậu phiền não của Cõi Dục, hữu lậu phiền não của Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc, vô minh lậu gọi chung cho vô minh của ba cõi, kiến lậu phiền não của quan niệm thấy biết. Đối với bốn Lậu này thảy đều xa lìa cho nên gọi là vô lậu.

Thế nào gọi là không có uẩn phiền não?

Vì xa lìa bốn loại uẩn phiền não là xa lìa dục uẩn, xa lìa tà kiến uẩn, xa lìa ngã kiến uẩn, xa lìa giới cấm thủ uẩn. Bốn phiền não này đều bị vô minh đen tối che lấp, mù quáng không có con mắt trí.

Bị sự ham muốn, tham lam, khát ái Tṛṣṇa: Yêu thích năm dục sai khiến thiêu cháy, gom chứa dựng lập cho nên gọi là Uẩn Skandha.

Đức Như Lai biết nhóm ngã kiến này hoặc không có gốc rễ, xưa nay thanh tịnh, cũng tùy thuận biết chúng sinh thanh tịnh. Nếu ta thanh tịnh, nếu chúng sinh thanh tịnh không có hai, không có hai tướng. Không có hai tướng này tức là nghĩa không có sinh vô sinh, nghĩa không có sinh này tức là nghĩa không có diệt vô diệt.

Ở trong không có sinh, không có diệt này nhóm tâm ý thức thảy đều chẳng chuyển. Nơi tâm ý thức chẳng chuyển này chẳng sinh phân biệt. Nếu có phân biệt tức pháp sinh tử sinh ra, nếu không có phân biệt tức pháp giải thoát sinh ra.

Nếu pháp giải thoát sinh ra tức vô minh Avidya chẳng dấy lên, nếu vô minh chẳng dấy lên tức mười hai hữu chi mười hai nhân duyên chẳng sinh ra, nếu mười hai hữu chi chẳng sinh ra tức là không có sinh, nếu không có sinh tức là giải thoát Vimukti, nếu giải thoát tức là liễu nghĩa Nītārtha: Trực tiếp hiện rõ nghĩa của pháp, liễu nghĩa tức là đệ nhất nghĩa đế Paramārtha satya.

Thế nào gọi là đệ nhất nghĩa đế?

Ấy là không có cái ta vô ngã, nếu không có cái ta tức chẳng thể nói, nếu chẳng thể nói tức là nghĩa của nhân duyên hòa hợp, như nghĩa của nhân duyên hòa hợp tức là nghĩa của tất cả pháp, nghĩa của tất cả pháp tức là nghĩa của Như Lai. Do nghĩa này cho nên nếu thấy pháp của nhân duyên hòa hợp tức thấy các pháp, nếu thấy các pháp tức thấy Như Lai. Như vậy trong chân kiến đệ nhất nghĩa quán sát tinh tế rõ ràng, chẳng thấy chút phần.

Thế nào là chút phần?

Ấy là quán sát, tùy theo tâm quán sát, thấy chân thật ấy thì gọi là chân thật kiến, như vậy mà biết các pháp bình đẳng, thế nên Như Lai hiện Đẳng Chánh Giác. Chúng sinh phàm phu chẳng hiểu chẳng biết không có chảy rỉ vô lậu, không có uẩn phiền não này thì ta sẽ khiến cho họ hiểu, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.

Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề thanh tịnh, không có dơ bẩn vô cấu, không có xứ sở.

Trong đây pháp nào gọi là thanh tịnh?

Thế nào là không dơ bẩn?

Thế nào lại gọi là không có xứ sở?

Ấy là: Trống rỗng Śūnyatā: Không môn tức thanh tịnh, không có tướng Animitta.

Vô tướng tức là không có dơ bẩn, không có nguyện Apraṇihita: Vô nguyện tức không có xứ sở.

Không có sinh tức là thanh tịnh, không có lưu chuyển tạo ứng vô hành tức là không có dơ bẩn, không có dấy lên vô khởi tức không có xứ sở.

Bản tính của các pháp tức là thanh tịnh, truy cứu đến cùng thì thanh tịnh tức là không có dơ bẩn, ánh sáng của bản tính tức không có xứ sở.

Thể chẳng thể nói tức là thanh tịnh, thể không có phân biệt tức là không có dơ bẩn, lìa lời nói lặng yên tức không có xứ sở.

Chân Đế Paramārtha thanh tịnh, pháp tính dharmatā không có dơ bẩn, bờ mé của chân thật tức không có xứ sở.

Biết uẩn skandha thanh tịnh, biết bản tính của giới dhātu tức là không có dơ bẩn, biết nhập āyatana xa lìa tức không có xứ sở.

Biết trí cùng tận ở quá khứ thanh tịnh, biết trí không có sinh ở vị lai tức là không có dơ bẩn, biết trụ xứ của pháp giới ở hiện tại tức không có xứ sở.

Có nhóm như vậy là nghĩa của thanh tịnh, không có dơ bẩn, không có xứ sở thảy đều nhập vào trong một chỗ chứng sở chứng.

Nói chỗ chứng tức là vắng lặng, vắng lặng tức là tịch diệt, tịch diệt tức là thân chứng, thân chứng tức là không có tướng, không có tướng tức thắng nghĩa đế, thắng nghĩa đế tức là tướng của hư không, như tướng của hư không tức tướng của bồ đề cũng lại như vậy. Như tướng của bồ đề, tướng của tất cả pháp cũng lại như vậy.

Như tất cả pháp, tất cả chúng sinh cũng lại như vậy. Như các chúng sinh, tất cả Cõi Phật cũng lại như vậy. Như tất cả cõi nước, Đại Bát Niết Bàn cũng lại như vậy. Thế nên ta nói tất cả các pháp tức là tướng của Niết Bàn. Đây là tướng thật tế rốt ráo, không có tướng đối, vô thủy thanh tịnh, xưa nay không có dơ bẩn, từ gốc trở đi không có xứ sở.

Đức Như Lai như vậy ở mọi loại sắc tướng của nhóm như vậy, thấy không có sắc tướng cho nên ở các pháp hiện Đẳng Chánh Giác. Đẳng Chánh Giác xong quán khắp mười phương, thấy các chúng sinh trự ở chỗ chẳng trong sạch, dấy lên nơi dơ bẩn, chấp dính xứ sở, liền đối với chúng sinh khắp đều phát khởi du hý đại bi, dùng phương tiện khéo muốn chuyển bánh xe pháp rồi nhớ đến Phạm Vương, đời vị lai chân thành cầu thỉnh.

Khi ấy, Thi Diệp Đại Phạm Thiên Vương Śikhi biết điều mà Đức Phật nghĩ đến, cùng với tám mươi bốn ức vị Trời là quyến thuộc của cõi Phạm Thiên, trước sau vây quanh, ở Phạm Cung Brahma pūra ẩn mất, hiện ra trước mặt Đức Phật, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: Nguyện xin Đức Thế Tôn Bhagavaṃ chuyển bánh xe pháp.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần