Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Chín - Phẩm đà La Ni Công đức Nghi Quỹ - Tập Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM CHÍN
PHẨM ĐÀ LA NI CÔNG ĐỨC NGHI QUỸ
TẬP MỘT
Bấy giờ, trong Hội có một vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ Guhyādhipati vajra pāṇi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, chắp tay cung kính, rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Như Đức Phật đã nói Đà La Ni Môn Dhāraṇī mukha, tất cả Đà La Ni Mẫu Dhāraṇī mātṛ thì nhóm Đà La Ni nào hay lợi lạc khắp cho tất cả chúng sinh?
Nhóm Đà La Ni nào hay khiến cho hữu tình mau được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Anuttarā samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác?
Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ rằng: Lành thay! Lành thay! thiện nam tử hay hỏi Như Lai Tathāgata nghĩa sâu xa như vậy. Nay ta vì ông phân biệt giải nói.
Này thiện nam tử! Có một Đà La Ni tức là mẹ của tất cả Đà La Ni tên là Thủ Hộ Quốc Giới Chủ. Nếu có Bồ Tát thọ trì, chứng được Đà La Ni này, liền được thân ấy đồng với báu Như Ý, chúng sinh nhìn thấy được đầy đủ ước nguyện, cũng hay mau được Vô Thượng Bồ Đề Agra bodhi.
Lúc đó, Kim Cương Thủ nghe lời nói này xong thì bạch Phật rằng: Lành thay Thế Tôn! Nguyện vì con nói chút phần công năng, quỹ nghi, pháp tắc của Đà La Ni này. Chúng con nghe xong, liền hay chứng được Đà La Ni này.
Đức Phật bảo Bí Mật Chủ rằng: thiện nam tử! Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Vairocana ở Cõi Trời Sắc Cứu Cánh Akaniṣṭha, hay Aghaniṣṭha vì Thiên Đế Thích Śakra devānāṃ indra với Thiên Chúng đã rộng tuyên nói. Nay ta ở Kim Cương Đạo Trường Vajra maṇḍa dưới cây Bồ Đề Bodhi vṛkṣa vì các Quốc Vương cùng với các ông, lược nói Đà La Ni Môn này. Các ông hãy nghe cho kỹ!
Này thiện nam tử! Mẹ của Đà La Ni Dhāraṇī mātṛ: Đà La Ni Mẫu là chữ Án OṂ.
Tại sao thế?
Vì ba chữ hợp chung lại làm chữ Án là A A, Ô U, Mãng MA.
1. Chữ A A là nghĩa của tâm Bồ Đề Bodhi citta, là nghĩa của các pháp môn Dharma paryāya, cũng là nghĩa không có hai Advaya, cũng là nghĩa của các pháp quả dharma phala, cũng là nghĩa của tính Prakṛti, là nghĩa Tự Tại Iśvara.
Giống như Quốc Vương: Đen Kṛṣṇa, trắng Śukla, thiện Kuśala, ác Pāpa, hay Akuśala tùy tâm tự tại. Lại là nghĩa pháp Thân Dharma kāya.
2. Chữ Ô U tức nghĩa Báo Thân Saṃbhoga kāya.
3. Chữ Mãng: MA tức nghĩa Hóa Thân Nirmāṇa kāya.
Đem hợp ba chữ cộng làm chữ Án nhiếp nghĩa vô biên, cho nên là cái đầu của tất cả Đà La Ni cùng với nghĩa của các chữ mà làm con đường trước tiên, tức là nơi mà tất cả pháp đã sinh ra. Chư Phật ba đời đều quán chữ này mà được Bồ Đề Bodhi cho nên là mẹ của tất cả Đà La Ni, tất cả Bồ Tát từ đây mà sinh ra, tất cả Chư Phật từ đây hiện ra.
Tức là nơi mà Chư Phật, tất cả Bồ Tát, các Đà La Ni tập hội. Giống như Quốc Vương trụ ở Vương Thành có thần tá phụ giúp, cung nữ vây quanh, hoặc ra ngoài dạo chơi, đi tuần rồi quay về cung Vua hoàng cư, dùng bốn đạo binh nghiêm ngặt từ ngàn vạn người.
Chỉ nói Vua trụ ở sự đi lại của Vua, tuy chẳng nói điều khác nhưng không có việc gì chẳng thâu nhiếp. Đà La Ni này cũng lại như vậy, tuy nói một chữ, nhưng không có chỗ nào chẳng thâu nhiếp.
Khi ấy, Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Như Đức Phật đã nói, Chư Phật thường trụ Tam Muội Bình Đẳng, nhìn chúng sinh như nhau, giống như một đứa con.
Ngày nay, vì sao chỉ nói thủ hộ cho vị chủ của quốc giới, còn các chúng sinh chư hữu nghèo túng, cô độc, khốn khổ, không có nơi nương tựa, không có chỗ về, không có người cứu, không có người hộ giúp… vì sao chẳng thương xót mà thủ hộ vậy?
Bấy giờ, Đức Như Lai Vô Thượng Điều Ngự bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ rằng: thiện nam tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Chư Phật Như Lai chẳng phải là chẳng trụ ở Tam Muội Bình Đẳng. Do bình đẳng cho nên thủ hộ Quốc Vương.
Này thiện nam tử! Ví như người thầy thuốc giỏi lương y thấy đứa trẻ thơ, khắp thân bị bệnh tật, chẳng thể dùng y thuật chữa trị được nên khiến người mẹ uống thuốc. Do sức thuốc mà người mẹ uống thấm vào sữa, đứa con ấy uống sữa thì bệnh tật đều tiêu trừ. Chư Phật Như Lai cũng lại như vậy, thương xót tất cả nên thủ hộ Quốc Vương. Nếu che chở cho Quốc Vương sẽ được bảy lợi ích tốt đẹp thắng ích.
Nhóm nào là bảy?
Ấy là: Hay thủ hộ Quốc Vương tức là thủ hộ vị Thái Tử của đất nước. Nếu thủ hộ Thái Tử tức thủ hộ Đại Thần. Nếu thủ hộ Đại Thần tức thủ hộ trăm họ. Nếu thủ hộ trăm họ tức thủ hộ kho tàng.
Nếu thủ hộ kho tàng tức thủ hộ bốn binh Catur aṅgabala: Gồm có Tượng Quân Hasti kāya, Mã Quân Aśva kāya, Xa Quân Rathakāya, Bộ Quân Patti kāya.
Nếu thủ bộ bốn binh tức thủ hộ nước láng giềng. Nếu hay như vậy thì tất cả đều yên.
Này thiện nam tử! Thế nên Quốc Vương giúp cho chúng sinh làm mặt trời, làm mặt trăng, làm ngọn đèn, làm con mắt, làm cha, làm mẹ.
Nếu các hữu tình không có con mắt, không có ngọn đèn, không có mặt trời, không có mặt trăng, không có cha, không có mẹ thì thân mệnh há tồn tại được chăng?
Nếu không có Quốc Vương thì chẳng thể an lập được.
Lại thiện nam tử! Như ao Rồng lớn, nếu khi Rồng trụ thời nước thường tràn đầy: Loài giải, cá sấu, cá, ba ba, thủy tộc đều yên. Nếu khi Rồng bỏ đi thời nước liền khô cạn, loài thuộc thủy tính đều bị diệt không có sót.
Quốc Vương cũng vậy, nếu các Quốc Vương thọ trì Đà La Ni Môn này thì hay khiến cho vô lượng vô số chúng sinh hiện tại an vui, được tôn quý lâu dài, khi thân hoại mệnh dứt thì được sinh vào đường tốt lành. Do đây, biết Quốc Chủ vị Vua khéo hay đóng bít các cửa của nẻo ác, mở bày lối chánh đúng của người, Trời, Niết Bàn. Cho nên Ta nói nghiêng về thủ hộ Quốc Vương.
Khi ấy, Đức Thế Tôn lại bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ rằng: Thiện nam tử! Như ông đã hỏi về quỹ nghi, pháp tắc.
Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nay ta vì Đà La Ni này, cho nên nói quỹ nghi, pháp tắc của Kim Cương Thành Đại Mạn Trà La.
Thiện nam tử! Nếu lúc muốn dựng lập Mạn Trà La Maṇḍala: Đàn Trường thời vị Kim Cương A Xà Lê Vajra ācārya trước tiên chọn lựa đất ấy: Hoặc ở núi, hoặc ở nơi hoang vắng. Đấy ấy, hoặc có mọi loại cây có quả trái, cỏ mềm mại, hoa thơm đẹp, đất bẳng phẳng đáng ưa thích.
Hoặc có ao đầm trong sạch, vực sâu lặng trong, suối chảy tràn đầy… Chư Phật khen ngợi thì có thể dùng để dựng lập mạn Trà La Trường. Hoặc bên cạnh sông lớn, hoặc gần ao Rồng có hoa sen trang nghiêm.
Ấy là: Hoa Ưu Bát La utpala, hoa Câu Vật Đầu Kumuda, hoa Ba Đầu Ma Padma, hoa Phân Đà Lợi Puṇḍarika. Lại có vịt trời, chim nhạn Dhārtarāṣṭra, uyên ương, bạch hạc Haṃsa, chim công Mayūra, chim Anh Vũ Krauñca, chim Xá Lợi Śāli, chim Câu Chỉ La… các Diệu Điểu Vương bay lượn tụ tập trang nghiêm.
Hoặc là nơi mà Chư Phật với các Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn đã từng dừng trụ, khen ngợi vắng lặng. Nơi mà các hàng Trời, Rồng thủ hộ với thành ấp, thôn xóm, phòng dành cho Chư Tăng, nhà cửa, điện đường, lầu gác, tháp, miếu, đền thờ cúng Trời Thiên Tứ, nơi mà loài bò trú ngụ… trong chốn nhàn tĩnh, vườn hoa vườn thú, nhà trống… đều có thể dựng lập Mạn Trà La này.
Nếu không có nơi xứng với pháp như vậy thì không có nhiều sự lựa chọn, tùy theo chỗ tiện nghi mà dùng an trí, chỉ tùy theo tâm địa làm Mạn Trà La.
Lại nữa, thiện nam tử! Nếu A Xà Lê Ācārya chọn lựa đất thời đất ấy, hoặc có cát, đá, ngói, đá sỏi, rễ cây, gốc cây, cây không có nhánh, tóc, lông, móng, răng, vỏ trấu, tro, than, xương trắng, gò mả, hang rắn, hang kiến… nhóm đất như vậy chẳng thể dựng lập Mạn Trà La Trường.
Đã chọn được đất xong, A Xà Lê nên chọn ngày có sao Tú Nakṣatra trực. Vào lúc sáng sớm, giờ có tướng cát tường thời cúi năm vóc sát đất, lễ bàn chân của Đức Như Lai.
Tùy theo sức, phân chia tùy theo tâm rộng hẹp đề dựng Đàn Trường. Lượng cực lớn là một ngàn do tuần, hoặc lại chín trăm, bảy trăm, năm trăm, ba trăm, một trăm, một do tuần… hoặc khoảng bảy khuỷu tay, năm khuỷu tay, ba khuỷu tay, hoặc một khuỷu tay. Hoặc một lòng bàn tay cho đến khoảng một móng tay
Nay Ta sẽ nói Nghi Tắc của độ lượng làm Kim Cương Thắng Thành Mạn Trà La. Nên chỉnh sửa ngay ngắn, mỗi phương làm một mặt, mở một cửa, bên trên an phiệt duyệt ghi chép công nghiệp của Tổ Tiên dùng để trang nghiêm.
Một mặt đều có lượng khoảng ba mươi hai gang tay, bốn phía giáp vòng có lan can, vẽ thành ba lớp, tổng cộng có mười hai góc, dùng mọi loại báu làm vòng hoa để làm trang nghiêm.
Ở Chánh giữa Đàn, vẽ tượng Tỳ Lô Giá Na Như Lai Vairocana tathāgata kèm vẽ bốn vị Ba La Mật Bồ Tát. Bốn Đức Phật ở bốn phương đều có bốn vị Bồ Tát, hoặc an Chủng Tử Bīja, mỗi một vị Bồ Tát đều có một câu chi na do tha Bồ Tát dùng làm quyến thuộc Parivāra, hay Pariṣad, tiếp theo an mười hai vị Cúng Dường Bồ Tát.
Một viện ở ngoài cùng, an trí mười vị Trời, mỗi một Tôn ấy đều có Chân Ngôn.
Chân Ngôn của năm Đức Phật đã nói như bên trên.
Án tát đát phộc phộc nhật lý sa phộc hạ.
Án la đát nẵng phộc nhật lý sa phộc hạ.
Án đạt ma phộc nhật lý sa phộc hạ.
Án yết ma phộc nhật lý sa phộc hạ.
Án phộc chiết la tát đỏa phộc sa phộc hạ.
Án phộc chiết la la tá sa phộc hạ.
Án phộc chiết la la nga sa phộc hạ.
Án phộc chiết la sa độ sa phộc hạ.
Án phộc chiết la la đát nẵng sa phộc hạ.
Án phộc chiết la đế giả sa phộc hạ.
Án phộc chiết la kế đổ sa phộc hạ.
Án phộc chiết la tất mật đa sa phộc hạ.
Án phộc chiết la đạt ma sa phộc hạ.
Án phộc chiết la đế khất sử na sa phộc hạ.
Án phộc chiết la hệ đổ sa phộc hạ.
Án phộc chiết la ma sái sa phộc hạ.
Án phộc chiết la yết ma sa phộc hạ.
Án phộc chiết la la khất sái sa phộc hạ.
Án phộc chiết la dược khất sái sa phộc hạ.
Án phộc chiết la san đệ sa phộc hạ.
Án phộc chiết la la tẩy sa phộc hạ.
Án phộc chiết la ma lệ sa phộc hạ.
Án phộc chiết la nghĩ đế sa phộc hạ.
Án phộc chiết la nễ lý đế sa phộc hạ.
Án phộc chiết la nỗ bế sa phộc hạ.
Án phộc chiết la bổ sáp bế sa phộc hạ.
Án phộc chiết la a lỗ kế sa phộc hạ.
Án phộc chiết la hiến đệ sa phộc hạ.
Án phộc chiết la a ngu xá sa phộc hạ.
Án phộc chiết la ba xá sa phộc hạ.
Án phộc chiết la sa phổ tra sa phộc hạ.
Án phộc chiết la hiến tra sa phộc hạ.
Án nhân đạt la dã sa phộc hạ.
Án a ngật nãi duệ sa phộc hạ.
Án diêm ma dã sa phộc hạ.
Án nê dĩ đê sa phộc hạ.
Án phộc lỗ na dã sa phộc hạ.
Án ma na phệ sa phộc hạ.
Án câu mễ la dã sa phộc hạ.
Án y xá na sa phộc hạ.
Án đà la nê sa phộc hạ.
Án mạt la một nê sa phộc hạ.
Bấy giờ, Đức Phật bảo Bí Mật Chủ rằng: Y theo Quỹ Nghi này, thứ tự an bày đều giáp vòng xong. A Xà Lê ấy vì người vào Đàn, trước hết nên trao cho Tam Muội Gia Giới dùng làm con đường trước tiên, sau đó Quán Đỉnh Abhiṣeka.
Quán đỉnh sau, sau đó dạy bảo kẻ ấy niệm tụng Chân Ngôn: Môi răng hợp nhau, cái lưỡi ấy hơi lay động, đừng cho phát ra âm thanh. Lượng sức ghi nhớ số với thời nhiều ít làm hạn định thông thường, cần thiết phải được cảnh giới thù thắng. Nếu không đạt được thì chẳng ra khỏi đạo trường. Như vậy tinh cần dùng cầu Tất Địa Siddhi.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bảy - Phẩm Thân Niệm Xứ - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Bốn Mươi Ba - Kinh Con Trâu đá
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Nhiều Cảm Thọ
Phật Thuyết Kinh Tứ đồng Tử Tam Muội - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Xuống Tóc Nhuộm Y - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Hai Mươi Ba - Tịnh Tâm Hành Thi
Phật Thuyết Kinh Chư Phật Yếu Tập Kinh Pháp Cốt Yếu Của Chư Phật - Phần Tám