Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Hai - Tập Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM HAI  

TẬP SÁU  

Lại nữ, thiện nam tử! Nhóm nào gọi là Hải Ấn Đà La Ni Môn?

Thiện nam tử! Như nước của biển lớn ấn hiện tất cả. Ấy là hết thảy sắc tướng trong bốn thiên hạ, hoặc sắc tướng của chúng sinh, hoặc sắc tướng của phi chúng sinh, núi, đồng, nguồn, gò, cây, gỗ, rừng rậm, thuốc, cỏ, lúa đậu, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, Ma Ni, mây, chớp điện, làng xóm, doanh trại, tụ lạc, thành, ấp, vương đô cùng với cung điện của chư tiên nam nữ, tất cả vật dụng, rừng hương, ao, đầm, mương lạch, sông, suối, dòng nước… hoa mỹ diễm lệ nghiêm sức.

Nhóm loại như vậy, phẩm thượng trung hạ, tất cả sắc tướng ở trong biển lớn, bình đẳng ấn hiện, cho nên nói biển lớn là Ấn thứ nhất, Ấn màu nhiệm tối thắng, mới lạ hiếm có, thù đặc… không có gì ngang bằng, không có gì hơn được.

Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, trụ Hải Ấn thậm thâm tam muội này, được cùng với thân bình đẳng ấn của tất cả chúng sinh, được cùng với ngữ bình đẳng ấn của chúng sinh, được cùng với tâm bình đẳng ấn của chúng sinh, ngữ nghiệp chuyển bánh xe diệu pháp của Chư Phật trong mười phương Thế Giới.

Bồ Tát đều từ nơi mà Hải Ấn đã tuôn chảy, ở trong khẩu môn bình đẳng diễn nói, tùy theo chỗ nói đều cùng với pháp Ấn của Chư Phật không có tạo làm cũng không có nghi ngờ, hoặc khiến cho tất cả chúng sinh thảy đều hiểu thấu ngộ giải.

Nói Ấn này là bậc thượng trong các Ấn.

Ấy là:

Ấn của chữ A A A Tự Ấn là: Do tất cả pháp tính dharmatā không có sinh.

Ấn của chữ La RA là: Do tất cả pháp không có nhiễm dính.

Ấn của chữ Bả PA là: Môn thắng nghĩa đế chẳng thể đắc.

Ấn của chữ Giả CA là: Con mắt với các hạnh đều thanh tịnh Ấn của chữ Na: NA là: Danh sắc, tính tướng chẳng thể đắc.

Ấn của chữ La LA là: nhân duyên của nhánh yêu thích ái chi liên tục chẳng đứt đoạn, đều chẳng hiện.

Ấn của chữ Noa DA là: Tỏ ngộ nhập vào môn mười lực thanh tịnh.

Ấn của chữ Ma BA là: Lực với bồ đề phần đều thanh tịnh.

Ấn của chữ Noa ḌA là: Lìa các oán địch với lo lắng bực bội.

Ấn của chữ Sái ṢA là: Sáu thông viên mãn không có chướng ngại.

Ấn của chữ Phộc VA là: Con đường không có hai, cắt đứt sự nói năng.

Ấn của chữ Đa TA là: Tỏ ngộ nghĩa chân thật của tất cả pháp.

Ấn của chữ Giả YA là: Xứng với lý như thật mà diễn nói.

Ấn của chữ Sắt Tra ṢṬA là: Chế phục, nhậm trì chẳng thể đắc.

Ấn của chữ Ca KA là: Xa lìa thế luận, không có người tạo làm.

Ấn của chữ Sa SA là: Tỏ ngộ bốn Chân Đế đều bình đẳng.

Ấn của chữ Mãng MA là: Tỏ ngộ đường lối thanh tịnh của tất cả pháp.

Ấn của chữ Nga GA là: Nhập vào pháp sâu xa, không có lưu chuyển tạo ứng hành, chọn lấy thủ.

Ấn của chữ Sa Tha THA là: Hiển nói rằng: Thế lực chẳng thể đắc.

Ấn của chữ Nhạ JA là: Vượt qua sinh tử, năng sở sinh.

Ấn của chữ Thấp Phộc SVA là: Đều xa lìa nơi mà phiền não đã lưu hành.

Ấn của chữ Đà DHA là: thể tính của pháp giới chẳng tạp loạn.

Ấn của chữ Xả ŚA là: Nhập vào sâu chỉ quán đều đầy đủ.

Ấn của chữ Kha KHA là: Tỏ ngộ pháp như hư không không có tận.

Ấn của chữ Khất Xoa KṢA là: Nhập vào tận trí, vô sinh trí.

Ấn của chữ Sa Đa Dã A STA là: Xa lìa chướng hôn trầm.

Lười biếng Ấn của chữ Chỉ Nhương ÑA là: thể trí tuệ của tất cả chúng sinh.

Ấn của chữ Hạ RTHA là: Đều xa lìa thể đập ác.

Tiến Thiện Ấn của chữ Bà BHA là: Tập quen quán sát thể giác ngộ.

Ấn của chữ Giả Xa CHA là: Xa lìa tính ngăn che của tham sân si Ấn của chữ Sa Mãng SMA là: Niệm chẳng tán động, không có quên mất.

Ấn của chữ Ha Bà HVA là: Có thể dùng thể hô triệu thỉnh mệnh Ấn của chữ Đá Sa TSA là: thể dũng mãnh xua đuổi các hoặc.

Ấn của chữ Già GHA là: Diệt tan mây nặng, màn vô minh.

Ấn của chữ Xá ṬHA là: Gom chứa thể cùng tận của các hạnh cùng tận Ấn của chữ Ba La: ṆA là: Tùy thuận thể tịch chiếu tối thắng.

Ấn của chữ Phả: PHA là: thể quả báo viên mãn vòng khắp.

Ấn của chữ Sa Ca SKA là: Thấu tỏ thể của tất cả nhóm uẩn.

Ấn của chữ Dã Sa YSA là: Hay trừ già, chết, tất cả bệnh.

Ấn của chữ Thất giả ŚCA là: Hiện tiền giác ngộ chưa từng có.

Ấn của chữ Tra ṬA là: Chặt đứt con đường sinh tử, được Niết Bàn.

Ấn của chữ Sắt Xá ḌHA là: Hiểu thấu thể không có bờ mé, không có tận.

Này thiện nam tử! Bồ Tát dùng mọi loại pháp tướng của nhóm như vậy, phân biệt diễn nói các tự ấn môn.

Thiện nam tử! Đây gọi là Thâm Nhập Hải Ấn Tam Muội Đà La Ni Môn.

Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào gọi là Liên Hoa Trang Nghiêm Đà La Ni Môn?

Này thiện nam tử! Bồ Tát trụ Đà La Ni Môn này, tùy ở trong vô lượng đại hội ấy khi nói diệu pháp thời liền có tòa hoa sen màu nhiệm rộng lớn phun lên hiện trước mặt với mọi loại sắc tường thù diệu trang nghiêm. Người nhìn thấy đều không biết chán. Tòa này vừa hiện thì thân liền an ngồi, tức ở trong hư không tuôn mưa hoa mọi báu, trong mọi loại hoa phát ra mọi loại âm thanh, trong mọi loại âm thanh nói mọi loại pháp.

Ấy là: Hoặc pháp vô lượng thâm sâu, hoặc nói pháp danh cú xảo diệu, hoặc nói mọi loại các môn thí dụ Avadāna.

Như vậy hoặc nói Tu Đa La Sūtra: Khế Kinh.

Kỳ Dạ Geya: Ứng Tụng.

Hòa Già La Na Vyākaraṇa: Ký Biệt.

Già Tha Gāthā: Phúng Tụng.

Ốn Đà Na Udāna: Tự Thuyết, Ni Đà Na Nidāna: nhân duyên, Bản Sự Ittivṛtaka, Bản Sinh Jātaka, Phương Quảng Vaipulya, Hy pháp Adbhuta dharma, Ưu Ba Đề Xá Upadeśa: Luận Nghị. Nói nhóm mười hai phần giáo như vậy với mọi loại môn… đều vì đoạn trừ các phiền não của tất cả chúng sinh.

Rồi tâm của Bồ Tát an trụ Đại Xả, Thiền Định vắng lặng, liền hay Đẳng Dẫn Samāhita: Một tên gọi của Định. Âm thanh như vậy nói pháp chẳng dứt, diệt khổ của chúng sinh, làm các Phật Sự.

Lại ở khắp lỗ chân lông trên thân của Bồ Tát tuôn ra mọi loại ánh sáng, trong mỗi một ánh sáng sinh ra mọi loại hoa sen báu màu nhiệm, trên mỗi một hoa có một vị Bồ Tát, đến khắp ở trong vô lượng vô biên các Thế Giới để làm Phật Sự.

Đây là bắt đầu nhập vào Liên Hoa Trang Nghiêm Đà La Ni Môn. Nếu rộng nói thì chẳng thể cùng tận.

Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào gọi là Năng Nhập Vô Trước Đà La Ni Môn?

Này thiện nam tử! Bồ Tát trụ Đà La Ni Môn này, đối với một pháp môn, tâm không có chỗ dính mắc. Như vậy, hoặc hai, hoặc ba, hoặc mười, hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc trăm ngàn, hoặc câu chi, hoặc na do tha, cho đến A tăng kỳ vô lượng vô biên vô đẳng, chẳng thể đếm, chẳng thể nghĩ, chẳng thể đo lường, chẳng thể nói… pháp môn, đều là tâm bình đẳng mà không có chỗ dính mắc.

Như vậy số pháp môn nhiều như số hạt bụi nhỏ của cõi Diêm Phù Đề Jambudvīpa, số pháp môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong bốn thiên hạ, số pháp môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong ba ngàn đại thiên Thế Giới.

Hoặc một Cõi Phật, hoặc mười Cõi Phật, hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc số pháp môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong hằng sa Cõi Phật, cho đến số pháp môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong tất cả Cõi Phật, cũng đều là tâm bình đẳng không có chỗ dính mắc.

Nếu nói một môn nhiếp số pháp môn như số hạt bụi trong tất cả Cõi Phật bên trên, đều nhập vào một môn, một thời diễn nói. Như ở một môn, hoặc hai, hoặc ba cho đến vô lượng vô biên pháp môn cũng đều như vậy, trong một môn nhiếp tất cả môn, một thời diễn nói. Như vậy khi nói thời tâm không có chỗ dính mắc, không có chỗ trụ, lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh. Nghĩa ấy sâu xa, xứng với lý như thật, thứ tự không có loạn, đầy đủ nghĩa của văn.

Thiện nam tử! Đạy gọi là Năng Nhập Vô Trước Đà La Ni Môn.

Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào gọi là dần dần vào sâu trong Tứ Vô Ngại Trí Đà La Ni Môn?

Này thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát an trụ ở Đà La Ni Môn này thời được vi tế sai biệt pháp môn vô tận trí, được vi tế thậm thâm nghĩa môn vô tận trí, được vi tế từ lời văn môn vô tận trí, được vi tế vô biên biện tranh biện, phân biệt môn vô tận trí.

Được trí này cho nên hết thảy chúng sinh ở phương Đông đồng một đạo trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi pháp ấy. Hết thảy chúng sinh ở phương Nam đồng một đạo trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi nghĩa ấy.

Hết thảy chúng sinh ở phương Tây đồng một đạo trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi Từ lời văn ấy. Hết thảy chúng sinh ở phương Bắc đồng một đạo trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi biện tranh biện, phân biệt ấy.

Như vậy, tất cả chúng sinh ở bốn phương, một lúc hỏi mọi loại pháp môn thời Bồ Tát một niệm đều hay tiếp nhận lãnh thọ, tâm không có rối loạn, sáng suốt ghi nhận không có mất.

Nơi một ngữ nghiệp phát ra mọi loại âm tiếng, mỗi một âm thanh nói tất cả pháp, tùy theo nơi ưa thích thuộc chủng loại của các chúng sinh mà đều khác nhau, đều được lãnh giải lý giải được điều mà người khác đã dạy bảo, tâm vui mừng hớn hở, mãn túc ước nguyện.

Thiện nam tử! Đây là Bồ Tát dần dần vào sâu trong Tứ Vô Ngại Trí Đà La Ni Môn.

Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào gọi là Chư Phật Hộ Trì Trang Nghiêm Đà La Ni Môn?

Này thiện nam tử! Bồ Tát được Đà La Ni này cho nên ở trong Đại Hội, ngồi trên tòa đại pháp, ở chánh giữa nơi cao nhất của nhục kế, chỗ xương của đỉnh đầu giao nhau, chợt hiện thân Như Lai màu vàng ròng với tướng tốt trang nghiêm, rồi dùng bàn tay phải xoa đỉnh đầu của Bồ Tát. Tức thời Bồ Tát liền được sắc thân với tướng tốt trang nghiêm, viên mãn đầy đủ, được viên mãn đầy đủ mọi loại Phật pháp của nhóm như vậy.

Đã được điều này xong, tùy theo tất cả chúng sinh trong Đại Hội này: tâm giới chẳng đồng, ham thích sai biệt, chỗ nghi ngờ khác nhau mà nói mọi loại pháp. Hoặc một ngày đêm, hoặc hai, hoặc ba, nửa tháng, một tháng, một năm, trăm năm tùy theo sự ưa thích của tâm, lâu gần, nhiều ít… thường nói diệu pháp không có cùng tận. Khi nói như vậy thời chẳng uống chẳng ăn, chẳng yếu đuối, chẳng gầy còm, thân tâm chẳng mệt mỏi.

Do sức uy đức hộ trì chẳng thể nghĩ bàn của Đức Như Lai nên Bồ Tát được bốn loại đại trí.

Thế nào là bốn?

Ấy là vi tế liễu tri chúng sinh tâm hạnh các sai biệt trí, vi tế phân biệt nhất thiết chư pháp vô cùng tận trí, thiện năng phân biệt tam thừa tu hành chư thứ đệ trí, cụ túc viên mãn tùy thuận kham nhậm diễn thuyết pháp trí.

Thiện nam tử! Đây gọi là lược nói Chư Phật Hộ Trì Trang Nghiêm Đà La Ni Môn. Nếu rộng nói thì vô lượng vô biên đẳng hư không giới không có cùng tận, cùng với nhóm Như Lai làm lợi ích cho các chúng sinh.

Thiện nam tử! Đây là tám loại Đà La Ni Môn. Nếu có Bồ Tát an trụ ở tám Đà La Ni Môn này, tức hay tổng trì diệu pháp mà tất cả Như Lai với các Bồ Tát đã nói, khiến cho các Bồ Tát biện tài không có ngăn ngại. Tất cả chúng sinh, nếu có người nghe được đều yêu thích, vui vẻ, không có chán ghét.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần