Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Chín
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM NĂM
PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA
CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI
TẬP CHÍN
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Trong tất cả Giáo Śāstra Trí hiện tiền
Không ngại, tự tại đến bờ kia
Tự nhiên nói pháp, lợi hàm thức
Tùy căn, một câu vào vô biên
Hiểu hạnh chúng sinh, khó xưng lường
Vì nói tám vạn bốn ngà pháp
Trí Tuệ vô biên không thể giảm
Nghiệp mười sức tối thắng tối thắng thập lực nghiệp khó lường.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Sự Giải Thoát Vimukti của Đức Như Lai Thế Tôn không có giảm.
Vì sao sự giải thoát của Như Lai không có giảm?
Ấy là sự giải thoát của Thanh Văn tùy thuận vào âm tiếng mà được. Sự giải thoát của Duyên Giác do ngộ được nhân duyên sinh xa lìa tất cả nơi chấp dính đã dây lên, chẳng duyên vào tiền tế quá khứ, chẳng nhập vào hậu tế tương lai, chẳng dính mắc hiện tại.
Đối với con mắt, đối với hình sắc chẳng dính mắc hai tướng. Lỗ tai với âm thanh, cái mũi với mùi ngửi, cái lưỡi với vị nếm, cái thân với sự tiếp chạm, cái ý với pháp… cũng thế, chẳng dính mắc hai tướng cho nên gọi là giải thoát.
Lại có sự nhỏ nhiệm, hoặc chấp, hoặc dính mắc, hoặc ý phân biệt… xa lìa ba điều này liền được giải thoát, thấy ánh sáng trí tuệ thuộc tự tính của tâm, cho nên giải thoát này tức là trí tuệ. Thế nên nói một sát na tâm cùng với trí tương ứng, liền được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác như vậy xong, cũng vì chúng sinh nói pháp như vậy khiến cho được giải thoát. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi sáu của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Thanh Văn tùy thuận tiếng śabda giải thoát
Bích Chi Phật ngộ nhân duyên sinh
Thiện Thệ giải thoát như hư không
Không dơ, không dính rất tôn thắng
Biết rõ tâm quá khứ chảy rót
bản tính giải thoát, được không cột
Nơi không trói buộc biết như thật
Nên nói giải thoát chẳng thể giảm.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Trí thân nghiệp của Đức Như Lai là con đường trước tiên, tùy theo trí tuệ thực hành, ấy là thân nghiệp của Đức Như Lai viên mãn đầy đủ. Hoặc có chúng sinh vừa mới thấy thân của Đức Phật mà được điều phục.
Hoặc nghe nói năng ngữ ngôn mà được điều phục, hoặc thấy im lặng mà được điều phục, hoặc thọ nhận thức ăn uống mà được điều phục.
Như vậy, hoặc bốn uy nghi, hoặc nhìn thấy tướng tốt đẹp, hoặc chẳng nhìn thấy đỉnh uṣṇīsa: Đỉnh kế, nhục kế, hoặc lại nhìn ngó, hoặc phóng ánh sáng, nhấc bàn chân, hạ bàn chân, khi ra vào thành ấp thôn xóm thời chúng sinh nhìn thấy đều được điều phục, cho nên uy nghi của Đức Phật không có chút phần nào chẳng thể điều phục tất cả chúng sinh.
Thế nên nói rằng: Trí thân nghiệp của Đức Như Lai làm con đường trước tiên, tùy theo trí tuệ chuyển.
Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi bảy của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Nếu thấy uy nghi thân tối thắng
Hoặc ra, hoặc vào, hoặc tướng tốt.
Hoặc thấy tướng Ô Sắt Ni Sa Uṣṇīsa: Đỉnh kế, nhục kế.
Đều đặt chúng sinh trong điều phục
Tối Thắng Tôn hoặc phóng ánh sáng
Vô lượng chúng sinh đều an vui
Người chạm ánh sáng đều điều phục
Nghiệp Lưỡng Túc Tôn rất khó lường.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Hết thảy tất cả trí ngữ nghiệp của Đức Như Lai làm con đường trước tiên, tùy thuận trí thực hành.
Thế nào gọi là tùy thuận trí thực hành?
Đức Như Lai nói pháp không có chướng ngại, hay nói đầy đủ văn nghĩa không có thiếu, âm tiếng Śabda: Thanh của lời nói phát ra nhập vào tâm của chúng sinh phát sinh trí tuệ. Ấy là tiếng chẳng cao, tiếng chẳng thấp, tiếng chánh trực, tiếng chẳng chẳng khiếp sợ, tiếng chẳng ngượng nghịu, tiếng chẳng tục tằn thô kệch.
Tiếng không có Trù Lâm Gahana: Dụ cho phiền não tà kiến của chúng sinh, tiếng rất nhu nhuyễn, tiếng có kham nhận, tiếng chẳng phá vỡ, tiếng luôn xem xét quyết định, tiếng chẳng nhanh quá, tiếng chẳng chậm quá, tiếng không có sai lầm, tiếng phân tích khéo, tiếng của ngôn từ màu nhiệm, tiếng màu nhiệm sâu xa, tiếng màu nhiệm rộng lớn, tiếng suối tuôn chảy, tiếng chẳng đứt đoạn, tiếng trau chuốt tinh tường nhuận thục, tiếng tinh thâm hay khéo thâm mỹ, tiếng hòa hợp, tiếng trang nghiêm, tiếng lợi ích.
Tiếng trong trẻo, tiếng không có vết tích ô nhiễm Rajas: Trần, bụi bặm, tiếng không có phiền não, tiếng không có nhiễm dơ cấu nhiễm, tiếng không có ngu si, tiếng rất hăng hái mạnh mẽ sí thịnh, tiếng không có chỗ dính mắc, tiếng khéo giải thoát.
Tiếng rất thanh tịnh, tiếng không có quanh co, tiếng không có thấp kém, tiếng không có cứng ngắc, tiếng không có chậm chạp mạn hoãn, tiếng hay sinh an vui, tiếng khiến cho thân thanh tịnh, tiếng khiến cho tâm vui vẻ, tiếng mừng vui con đường trước tiên.
Tiếng ý trước tiên thưa hỏi, tiếng hay làm sạch tham dục, tiếng chẳng dấy lên oán giận, tiếng hay diệt ngu si, tiếng hay ăn nuốt chúng ma, tiếng hay phá vỡ nghiệp ác, tiếng hay thiêu đốt ngoại luận, tiếng tùy thuận giác ngộ, tiếng như đánh trống Trời, tiếng người trí nghe vui.
Tiếng Thích Đề Hoàn nhân Śakra devānām indra: Trời Đế Thích, tiếng Đại Phạm Thiên Vương, tiếng sóng dâng lên của biển lớn, tiếng mây sấm rền khắp, tiếng đại địa chấn động, tiếng Ca Lăng Phả Già Kalaviñka, tiếng chim Câu Chỉ La, tiếng chim Mệnh Mệnh Jīvaṃ jīvaka, tiếng Lộc Vương Mṛga rāja.
Tiếng Ngưu Vương Vṛṣbha rāja, tiếng Nhạn Vương Haṃsa rāja, tiếng chim Hạc kêu, tiếng chim Công Mayūra, tiếng đàn Không Hầu Vīṇā, tiếng kèn, tiếng đàn Tỳ Bà Tuṇava, tiếng đàn Tranh, tiếng sáo, tiếng vỏ ốc tiếng loa, tiếng dễ hiểu biết, tiếng rõ ràng, tiếng đáng yêu, tiếng ưa thích nghe.
Tiếng thâm sâu, tiếng không có nhàm chán, tiếng khiến cho tai an vui, tiếng hay sinh căn lành, tiếng câu chữ viên mãn, tiếng câu chữ của lời văn tuyệt diệu, tiếng hòa hợp lợi ích, tiếng hòa hợp với pháp, tiếng khéo biết thời tiết, tiếng hợp tất cả thời, tiếng không có phi thời, tiếng nói xưa kia các căn triển chuyển nối tiếp nhau, tiếng trang nghiêm bố thí, tiếng hay trì tịnh giới, tiếng hay sinh an nhẫn.
Tiếng tinh tiến mạnh mẽ, tiếng kham nhận tĩnh lự Dhyāna: Thiền định, tiếng trí tuệ rộng lớn, tiếng đại từ hòa hợp, tiếng đại bi không có mệt mỏi, tiếng pháp hỷ sáng tỏ, tiếng đại xả sâu rộng, tiếṅ an trụ ba thừa.
Tiếng chẳng chặt đứt Tam Bảo, tiếng phân biệt ba tụ, tiếng ba thoát môn, tiếng tu tập các đế, tiếng tu tập các trí, tiếng tương ứng bậc trí, tiếng Bậc Thánh khen ngợi, tiếng tùy thuận hư không, tiếng không có phân chia cân nhắc phân lường, tiếng đầy đủ các tướng.
Này thiện nam tử! Ngữ Nghiệp của Đức Như Lai đầy đủ vô lượng âm thanh như vậy, cho nên nói trí tất cả ngữ nghiệp của Như Lai làm con đường trước tiên, tùy theo trí tuệ chuyển. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ hai mươi tám của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Phật Ngữ lời nói của Đức Phật vô đẳng không gì ngang bằng được, sạch không vết.
Tất cả công đức đều viên mãn
Một Âm Ghoṣa: Tiếng, giọng tràn khắp vô biên cõi sát
Mỗi mỗi đều nghe tùy loại âm
Hoặc có được nghe tiếng Thanh Văn
Hoặc có được nghe pháp Duyên Giác
Hoặc nghe đại uy đức của Như Lai
Liền phát tâm Vô Thượng Bồ Đề
Nghĩa câu, chữ, văn đều tròn trịa
Thứ tự an bày đều không ngại
Mà tâm không có phân biệt khác
Hay nói diệu pháp môn khó lường
Tiếng tối thắng trong người như vậy
Âm thanh tuôn ra như tiếng vang
Không công, không tâm mà ứng khắp
Tiếng của không tiếng vô thanh: tâm, vật thích.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh đại Duyên Phương Tiện
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Bảy - Phẩm Tu Thiện
Phật Thuyết Kinh Lục Tập độ - Phần Ba Mươi Bảy
Phật Thuyết Kinh Nguyệt đăng Tam Muội - Phần Mười Sáu
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu - Phần Năm - Khai Giảng Chánh Pháp
Phật Thuyết Kinh Vô Cực Bảo Tam Muội - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Năm - Phẩm Tập Tương ưng - Kinh Niết Bàn