Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường  

PHẨM NĂM

PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA

CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI  

TẬP HAI  

Lại nữa, thiện nam tử! Vô số ưa thích ham muốn lạc dục, mọi loại sai biệt của tất cả chúng sinh. Đức Như Lai mỗi mỗi biết như thật.

Đức Phật biết như thế nào?

Hoặc có chúng sinh trụ hạnh tham dục lobha, rāga, abhidhyā, hoặc đồng với tṛṣṇā: Khát ái.

Ưa thích nơi phẫn nộ oán hận dveṣa: Sân khuể.

Hoặc có chúng sinh an trụ phẫn nộ oán hận, ưa thích nơi dâm dục.

Hoặc có chúng sinh an trụ ngu si moha, ưa thích nơi dâm dục cùng với giận dữ oán hận. Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật.

Hoặc có chúng sinh an trụ thiện pháp kuśala dharma ưa thích ham muốn điều chẳng lành akuśala: Bất thiện đều biết như thật.

Hoặc có chúng sinh đã tạo làm nhỏ bé mà ưa thích ham muốn rộng lớn.

Hoặc có chúng sinh đã tạo làm rộng lớn mà ưa thích ham muốn nhỏ bé.

Hoặc có chúng sinh, lúc đầu ở trong nhân hetu ưa thích ham muốn nhỏ bé, đến ở trong quả phala lại ưa thích ham muốn rộng lớn.

Hoặc có trong nhân, ưa thích ham muốn rộng lớn, đến ở trong quả lại ưa thích ham muốn nhỏ bé… mọi loại như vậy đều biết như thật.

Hoặc có chúng sinh ưa thích nhóm tà kiến, trong nhân chẳng quyết định, sẽ thành quyết định.

Hoặc có ưa thích ham muốn trong điều chánh đúng, chẳng quyết định sẽ thành quyết quyết định.

Hoặc có ưa thích ham muốn trong nhân chánh đúng chánh nhân quyết định sẽ được giải thoát… mỗi mỗi sai biệt ấy, Đức Như Lai đều biết.

Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ vượt qua Cõi Dục Kāma dhātu.

Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ vượt qua Cõi Sắc Rūpa dhātu.

Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ vượt qua ba cõi trayo dhātavaḥ. Mỗi mỗi điều như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Hoặc có ưa thích ham muốn ngày ngày giảm chút ít, sau này sẽ dần dần được tăng rộng lớn hơn.

Hoặc có ưa thích ham muốn rộng lớn tối thắng, sau này dần dần giảm chút ít, được bất khả ý do đối với các dục chẳng thể ưa thích … mọi loại như vậy đều biết như thật.

Lại có ưa thích ham muốn mọi loại đời được mọi loại hình sắc, thọ dụng vật dụng sinh sống. Sự sai biệt như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Hoặc có ưa thích ham muốn ở trong cõi người, trên Trời.

Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ được giải thoát.

Sự sai biệt như vậy, Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật.

Biết như vậy xong, tùy theo chỗ tương ứng mà nói pháp. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ ba của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Chúng sinh: mọi ham muốn

Ý thích vô số lượng

Như Lai nhất thiết trí

Như thật đều hay biết

Mỗi mỗi chúng sinh ấy

Trụ tham thích tham lạc, giận oán sân khuể

Trụ sân giận dữ ưa ngu si si minh

Mỗi mỗi biết như thật

Trụ si moha ưa dục tham Lobha

Trụ Thiện Kuśala ưa Bất Thiện Akuśala

Tâm ấy, mọi loại biến

Thiện Thệ Sugata đều hay biết.

Chúng sinh: nhân hetu thấp kém

Tâm luôn ưa rộng lớn

Trụ rộng, ưa rộng lớn

Trụ cầu thắng hơn liệt kém trung

Khoảng giữa không hơn không kém

Lại nữa, có chúng sinh

Nhân liệt kém, quả siêu thắng

Nhân thắng, quả trung khoảng giữa

Không hơn không kém liệt kém

Như Lai biết như thật.

Trụ trong tà chẳng định

Lúc sau sẽ quyết định

Trụ chánh thoát ba cõi

Như Lai biết như thật.

Hoặc thích mọi loại đời

Sắc tướng với vật dụng

Ở cõi người, trên Trời

Giải thoát, muốn tương ứng

Các chúng sinh ba đời

Ưa muốn, Phật đều biết

Tùy theo tâm, nói pháp

Đây Môn nghiệp thứ ba.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai đối với vô số Thế Giới, mọi loại cõi khác nhau đều biết như thật.

Đức Phật biết như thế nào?

Ấy là biết Thế Giới này, chúng sinh trong đấy tu các công đức. Chúng sinh trong cõi này tạo làm các nghiệp ác. Chúng sinh trong cõi này tu nghiệp giải thoát.

Chúng sinh trong cõi này sẽ được ra khỏi thế gian Lokottara: Xuất thế. Mọi loại như thế đều biết như thật.

Lại nữa, thiện nam tử! Như Lai biết Nhãn Giới Cakṣu dhātu, Sắc Giới rūpa dhātu, Nhãn Thức Giới Cakṣu vjjñāna dhātu.

Làm thế nào mà biết?

Có ba nhân là: Biết nội không adhyātma śūnyatā: Sáu căn bên trong đều không có cái ta, không có cái của ta, cũng không có pháp bên trong.

Hoặc bên trong trống rỗng, ngoại không bahirdhā śūnyatā: Sáu cảnh bên ngoài đều không có cái ta, không có cái của ta, cũng không có pháp bên ngoài.

Hoặc bên ngoài trống rỗng, nội ngoại không adhyātma bahirdhā śūnyatā: Sáu căn bên trong, sáu cảnh bên ngoài đều không có cái ta, không có cái của ta, cũng không có pháp bên trong bên ngoài.

Hoặc bên trong bên ngoài đều trống rỗng, cho đến biết ý giới mano dhātu, pháp giới dharma dhātu, ý thức giới mano vijñāna dhātu, nội không bên trong trống rỗng, ngoại không bên ngoài trống rỗng, nội ngoại không bên trong bên ngoài đều trống rỗng.

Lại nữa, biết nơi địa giới pṛthivi dhātu, thủy giới ab dhātu, hỏa giới.

Tejo dhātu, phong giới vāyu dhātu đều như hư không.

Lại nữa, biết Cõi Dục Kāma dhātu, Cõi Sắc Rūpa dhātu, Cõi Vô Sắc Arūpadhātu từ nơi vọng tưởng phân biệt đã dấy lên.

Lại nữa, biết hành tướng của hữu vi giới hiện tiền có cùng tận cho nên biết vô vi giới không có hành tướng.

Biết tướng khách trần akasmāt kleśa: Nghĩa của phiền não của phiền não giới, thấu tỏ dòng chảy của phiền não thì có thể chặt đứt hết, đạt được tướng ánh sáng của bản tính. Biết vọng niệm vô minh của các hạnh giới làm tướng ấy cho nên biết tướng trí tuệ của Niết Bàn Giới là tướng của chánh niệm.

Này thiện nam tử! Như vậy, như vậy! Thế Giới an lập. Thoạt đầu Thế Giới ở hiện tại chuyển diệt, đến ở đời khác sinh khởi nhân duyên y trụ làm nghiệp. Sự sai biệt như vậy, Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Biết xong, tùy theo chỗ tương ứng mà nói pháp. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ tư của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ rằng:

Phật nơi giới, khéo léo

Với thời trụ, chuyển, giảm

Chút thiện kuśala thành quả lớn

Nhân Sư Tử Nṛ siṃha:

Hiệu của Đức Phật hay rõ

Giới: Có phước, không phước

Phước mở cửa giải thoát

Giới giải thoát chẳng đồng

Nhất thiết trí sarva jñā thấy rõ

Như Lai biết nhãn giới

Sắc thức giới đều không śūnya: trống rỗng

Nhĩ giới, tỵ, thiệt, thân

Ý pháp không śūnya: trống rỗng cũng thế

Giới: Đất, nước, lửa, gió

Rõ như thật đều không śūnya: trống rỗng

Tâm vọng niệm ba cõi

Nhân Sư Tử hay rõ

Tướng: Phiền não kleśa, không trần

Các pháp tính dharmatā đều không vô: không có

Hành, chẳng hành như không hư không

Ấy ba tướng Niết Bàn

Thế Giới bất thiện akuśala khởi

Thành xong, hoại diệt đồng

Cõi này với phương khác

Vô niệm không có niệm hư vọng đều thấy biết

Mười phương không bờ mé

Có cõi Dhātu: Giới, Phật hay biết

Trí Phật thắng thù thắng không bờ vô nhai

Chúng sinh chẳng thể lường.

Đây là thanh tịnh chủ

Đệ tứ điều sinh môn môn điều hòa đời sống thứ tư của bậc thanh tịnh chủ.

Tu đây chẳng lùi lại

Quyết chứng quả Bồ Đề.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai đối với các chúng sinh: Các căn hơn kém, tinh tiến, lười biếng, hoặc lanh lợi lợi, hoặc chậm chạp độn đều biết như thật.

Làm thế nào để hay biết?

Thiện nam tử! Chúng sinh độn căn, ngu ám thấp kém, trung căn, thắng căn đều biết như thật.

Lại nữa, tùy theo căn như vậy phân biệt sinh tham lobha, hay rāga.

Tùy theo căn như vậy phân biệt sinh giận dữ Dveṣa: Sân.

Tùy theo căn như vậy phân biệt sinh Si Mê Moha: Si với nương theo cảnh bên ngoài sinh tham sân si… Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, tùy theo căn phân biệt sinh tham sân si triển chuyển tăng rộng. Hoặc lại tùy theo căn mà nơi phân biệt đã sinh chút ít tham sân si, lại chẳng tăng trưởng… Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, căn này là nhân của căn lành Kuśala mūla: Thiện căn.

Căn này tức là nhân của căn chẳng lành Akuśala mūla: Bất thiện căn.

Căn này tức là nhân của con đường giải thoát Vimukti mārga: Giải thoát đạo. căn này là nhân ra khỏi con đường sinh tử… mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, thiện nam tử! Đức Phật như thật biết sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Mệnh căn của nam nữ, căn khổ, căn vui, căn: Lo lắng, vui mừng, buông bỏ, căn tin tưởng tín căn.

Căn: Niệm, định, tuệ… căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn biết đầy đủ… mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, nhân vào nhãn căn con mắt tâm trụ ở nhĩ căn lỗ tai chẳng trụ ở nhóm lỗ mũi, cái lưỡi, thân. Nhân vào nhĩ căn lỗ tai tâm trụ ở tỵ căn lỗ mũi chẳng trụ ở căn khác. Nhân vào tỵ căn lỗ mũi tâm trụ ở thiệt căn cái lưỡi. Nhân vào thiệt căn cái lưỡi tâm trụ ở thân căn thân xác. Nhân vào thân căn thân xác tâm trụ ở nhãn căn con mắt … mọi loại căn như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, nếu có chúng sinh có căn bố thí hiện trì tịnh giới.

Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Đàn Ba la mật Dāna pāramitā: Bố thí Ba la mật.

Nếu có chúng sinh có căn tịnh giới hiện thực hành bố thí.

Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Thi Ba la mật Śīla pāramitā: trì giới Ba la mật.

Hoặc có chúng sinh có căn nhẫn nhục hiện thực hành tinh tiến.

Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói nhẫn Ba la mật Kṣānti pāramitā: nhẫn nhục Ba la mật.

Hoặc có chúng sinh có căn tinh tiến hiện thực hành nhẫn nhục.

Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói cần Ba la mật Vīrya pāramitā: tinh tiến Ba la mật.

Hoặc có chúng sinh có căn thiền định hiện tu trí tuệ.

Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Thiền Ba la mật Dhyāna pāramitā: thiền định Ba la mật.

Hoặc có chúng sinh có căn trí tuệ hiện trụ thiền định.

Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói thậm thâm bát nhã Ba la mật đa thâm sâu Gaṃbhīra prajñā pāramitā: Thậm thâm bát nhã Ba la mật Đa khiến cho kẻ ấy tu tập tất cả pháp bồ đề phần Bodhyaṅga rộng lớn.

Lại nữa, biết chúng sinh có căn Thanh Văn hiện tu hạnh mà Duyên Giác đã thực hành. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thích hợp nhận kham nhận Thanh Văn, thế nên vì họ nói pháp Thanh Văn Thừa Śrāvaka yāna.

Nếu có chúng sinh có căn Duyên Giác tu Hạnh Thanh Văn Śrāvaka caryā. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thích hợp nghe kham văn Duyên Giác, thế nên vì họ nói pháp của Duyên Giác Pratyeka buddha.

Hoặc có chúng sinh có căn đại thừa tu hạnh nhị thừa. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thích hợp nghe kham văn đại pháp Mahā dharma nên vì họ nói đại thừa Mahā yāna.

Lại có chúng sinh có căn thấp kém hạ liệt căn hiện tu đại thừa. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, nên vì họ nói pháp khiến cho buông bỏ sự thấp kém, tu tập đại thừa.

Lại có chúng sinh chẳng thể nhận làm pháp khí. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các căn triển chuyển có nhiều sai biệt, lâu dài chưa thích hợp nhận được, nên tạm vứt bỏ gốc rễ chờ đợi đãi căn, khi thuần thục thời thích hợp nhận làm pháp khí, phát tâm ân trọng, Đức Như Lai sẽ vì họ ân cần nói pháp.

Này thiện nam tử! Đức Như Lai như vậy biết các chúng sinh. Hoặc căn đã thuần thục, hoặc căn chưa thuần thục, muốn ra khỏi ba cõi hoặc chẳng muốn ra khỏi… mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Làm thế nào để biết?

Biết căn bản ấy tu tập như thế nào, tính như thế nào, tướng như thế nào, nhân như thế nào, duyên như thế nào, suy nghĩ như thế nào, quả như thế nào, báo như thế nào, ý rốt ráo cứu ý như thế nào… Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ năm của Như Lai.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần