Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Mười Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM NĂM
PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA
CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI
TẬP MƯỜI MỘT
Thiện Nam Tử! Thế nên các ông nên như vậy hiểu sự nghiệp của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn.
Nếu các Bồ Tát an trụ ở sự nghiệp của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn này, tuy ở các pháp, tâm được bình đẳng nhưng tùy thuận biết tất cả các pháp lìa các lỗi lầm. Tuy hay tùy thuận ba đời bình đẳng nhưng chẳng đoạn tuyệt chúng tính của Tam Bảo. Tuy biết tính của thân giống như hư không vốn không có dao động nhưng ở mười phương tất cả Cõi Phật hiện khắp thân ấy.
Tuy biết thể của các pháp chẳng thể nói nhưng dùng ngữ ngôn phát ra tùy loại âm, nói tất cả pháp. Tuy tùy theo tâm hạnh chẳng đồng của chúng sinh, nói các nhân duyên nhưng lìa chúng sinh với các pháp tướng.
Thiện Nam Tử! Chư Phật Như Lai vì muốn thanh tịnh tâm của Bồ Tát, cho nên hiện ra ở đời nhưng thật ra Đức Như Lai không có biến hóa, thường trụ ở sự nghiệp khó suy nghĩ này, chẳng buông bỏ tinh tiến, trao cho Bồ Tát Ký, nói pháp chẳng dứt.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói pháp môn sâu xa, sự nghiệp khó suy nghĩ của Như Lai xong, thời mười phương vô lượng A tăng xí gia vượt qua sự tính đếm cõi nước của Chư Phật, Đại Địa chấn động theo sáu cách, phóng ánh sáng lớn, tuôn mưa mọi loại hoa của Cõi Trời.
Trong Đại Hội này, các Đại Uy Đức, vô lượng Bồ Tát, Chư Thiên cõi Dục, Nam Diêm Phù Đề Jaṃbu dvīpa: Mười sáu nước lớn với các Tiểu Vương, Long Thần, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân… với Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di nghe pháp môn này thì tâm trong sạch, vui mừng hớn hở vô lượng, đem các vật cúng cúng dường Đức Phật.
Ấy là: Mọi loại hoa màu nhiệm, mọi loại hương nổi tiếng, hương xoa bôi, hương bột, quần áo, chuỗi Anh Lạc, phướng, phan, vòng hoa, lọng… dùng để cúng dường.
Hoặc dùng mọi loại âm thanh vi diệu, ca vịnh, khen ngợi, cung kính cúng dường.
Hoặc dùng viên Minh Châu trong búi tóc trên đỉnh đầu, viên Minh Châu gắn trên trán, ngọc châu đeo tai, ngọc đeo ở cổ mà dùng cúng dường.
Hoặc đem Ma Ni Maṇi, chuỗi anh lạc báu màu nhiệm, chuỗi anh lạc châu báu, chuỗi anh lạc hình Mặt Trăng, mọi loại chuỗi anh lạc nghiêm sức các thân phần, vòng xúc xích báu, ấn báu, xuyến báu, vòng báu, gương báu, rương báu, mão báu, mọi quần áo màu nhiệm, mọi loại vật nghiêm sức, các chuông mõ màu nhiệm… đều rải tại đạo trường, cung kính cúng dường.
Hoặc đem mọi loại báu màu nhiệm cúng dường.
Ấy là báu Phệ Lưu Ly Vaiḍūrya, báu Diêm Phù Châu, báu A Thấp Ma Nghiệt Ma Ásma garbha: Mã não, báu Thất Lợi Nghiệt Ma Śrī garbha, báu nhân Đà La Ni La Indra nīla: Đế Thanh, báu Pha Chi Ca Sphaṭika: Pha lê màu hồng, báu như màu lửa, báu ánh sáng lửa, báu vô biên màu sắc… nhóm báu như vậy phụng hiến Đức Phật, mà làm cúng dường.
Lại có chúng sinh đem mọi loại bột báu của nhóm vàng, bạc để làm cúng dường. Hoặc dùng hương trầm, hương Đa Già Lâu, hương tùy theo thời, hương Chiên Đàn Candana màu nhiệm, hương Long Hoa Tu, hương châu báu đỏ Lohitamukta. Đem mọi loại bột hương của nhóm như vậy để làm phụng tán.
Hoặc lại có rải mọi loại hoa Trời để làm cúng dường. Ấy là hoa Ba Lợi Gia Đát La Ca, hoa Mạn Đà La Māndāra, hoa Ma Ha Mạn Đà La Mahā māndāra, hoa Mạn Thù Sa Mañjuṣaka, hoa Ma Ha Mạn Thù Sa Mahā mañjuṣaka, hoa Lô Già.
Ca, hoa Ma Ha Lô Già Ca, hoa Tát Tha La, hoa Ma Ha Tát Tha La, hoa Chước Yết La, hoa Vô Cấu Chước Yết La, hoa trăm cánh, hoa ngàn cánh, hoa trăm ngàn cánh, hoa Phổ Quang, hoa Phổ Hương, hoa Quang Diệm, hoa Tối Thắng, hoa Vô Biên Sắc, hoa Đại Phổ Biến, hoa Ái Lạc Kiến… để làm cúng dường.
Hoặc có chúng sinh rải hoa sinh trên mặt đất. Ấy là hoa Phộc Lý Sắc Chỉ Vārṣikāṇiśa, hoa Tô Mạn Na Sumana, hoa Câu Tô Ma Kusuma, hoa A Đề Mục.
Đa Ca Ati muktaka, hoa Chiêm Bác Ca Caṃpaka, hoa A Thâu Ca Aśoka, hoa Đà Nỗ Sắc Ca Lý, hoa Ba Tra La Pāṭala, hoa Mục Chân Lân Đà, hoa Ma Ha Mục Chân Lân Đà.
Hoặc có chúng sinh rải hoa sinh trong nước, phụng tán cúng dường. Ấy là hoa Ưu Bát La Utpāla, hoa Bát Đầu Ma Padma, hoa Câu Vật Đầu Kumuda, hoa Phân Đà Lợi Puṇḍarika … rải mọi loại hoa màu nhiệm của nhóm như vậy, cúng dường Đức Phật.
Tất cả Chư Thiên ở trong hư không tấu các nhạc Trời: Âm thanh vi diệu, âm hưởng trong trẻo vang xa, thanh cao thoát tục để làm cúng dường.
Ấy là: Tiêu, sáo, đàn Không Hầu Vīṇa, đàn Tỳ Bà Tuṇava, vỏ ốc, mọi loại trống Trời… đánh khua phát ra âm tiếng mỹ diệu, mọi loại ca múa cung kính, khen ngợi, cúng dường Đức Phật.
Lại tuôn mưa các hoa màu nhiệm của mọi loại Trời, mọi loại hương bột, mọi loại báu màu nhiệm, mọi loại Anh Lạc, mọi loại quần áo… như vậy, vật cúng của Chư Thiên vi diệu, cúng dường Đức Phật.
Bấy giờ, mười phương hết thảy Thế Giới: Các chúng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đều đến tập hội, với các hàng Bồ Tát trong Chúng Saṃgha này vì cúng dường Đức Phật đều bay lên hư không, mỗi mỗi vị đều biến thân làm hình tượng Chư Thiên. Mới biến thân xong, dùng sức của Bồ Tát cho nên đem mọi loại lưới báu che trùm khắp Đại Hội.
Lưới ấy giáp vòng nhiễu quanh cây Bồ Đề, ở bốn mặt đều bốn do tuần Yojana, đều dầy đặc tám Bộ… rũ treo mọi loại viên ngọc của chuỗi Anh Lạc châu báu, mọi lưới treo chuông lắc tay, chuông báu hòa vang… ḍùng mọi hoa sen báu xen kẽ nhau nghiêm sức.
Trong mỗi một viên ngọc của chuỗi Anh Lạc ngọc ấy đều có vô số Bồ Tát đồng thời hiện ra. Hiện ra xong cung kính nhiễu quanh Đức Phật bảy vòng. Nhiễu quanh Đức Phật xong, vì các Bồ Tát mỗi mỗi đều hóa mọi Tòa Liên Hoa Sư Tử Padmasiṃhāsana báu.
Khi ấy mỗi một Đức Như Lai trong vô lượng Cõi Phật ở mười phương, đều dùng sức uy thần tự tại mỗi mỗi đều khiến cây báu như ý, lưới báu với các vật cúng thù đặc hiếm có, bình đẳng đến khắp bên dưới cây Bồ Đề trong Thế Giới Ta Bà Sāhaloka dhātu xếp bày cây báu giáp vòng vây quanh, chia bày vật cúng trang nghiêm Đạo Trường. Vì muốn cúng dường Đức Thích Ca Như Lai với Kinh này cho nên làm thời trang nghiêm cúng dường này.
Trong Hội này: Vô số chúng sinh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Anuttarā samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, vô lượng Bồ Tát được vô sinh pháp nhẫn Anutpattika dharma kṣānti.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn quán khắp tất cả Bồ Tát, đại chúng rồi nói lời như vậy: Này các hàng Phật Tử! Ai hay phát khởi thệ nguyện rộng lớn, dùng uy đức lớn lưu giữ cái lưới Anh Lạc ở Đạo Trường được trang nghiêm bằng mọi loại báu màu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn này.
Che trùm trú xứ của Bồ Tát với mười phương đưa đến các cây Như Ý hoa quả xen bày, phát ra ánh lửa sáng rực rỡ, thường không có biến đổi, đợi khi Đức Phật Di Lặc Maitreya hạ sinh, tuổi mới mới sáu, ngồi ở Đạo Trường.
Chánh pháp bắt đầu tròn đủ, nói Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ này, mở bày diễn nói Đà La Ni Dhāraṇī này. Ngay lúc đó thời đem thân cúng dường, cho đến ngàn Đức Phật đời hiền kiếp Bhadra kalpa hiện ra, cũng lại như vậy, dùng làm cúng dường.
Nói lời này xong, thời trong Hội này có một vị Bồ Tát tên là Thần Thông Tự Tại Vương Abhijñeśvara rāja ở tòa hoa sen Padmāsana, chỉnh uy nghi của thân, quỳ gối phải trên đài hoa sen, cung kính chắp tay, rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con hay như vậy, như Giáo Sắc của Đức Phật lưu giữ Đạo Trường này, cúng dường Đức Từ Thị Maitreya cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Tathāgatāyaarhate samyaksaṃbuddhāya của đời hiền kiếp.
Lúc đó, trong Hội có vị Thần Thông Ma Abhijña māra tên là Diệu Kiến Lập trụ bốn Đại Châu, nghe lời nói này xong, liền thưa với Thần Thông Tự Tại Vương Bồ Tát rằng: Thánh Giả dùng nhóm vật khí nào an trí ở Chúng Bảo Anh Lạc Trang Nghiêm Đạo Trường này, trải qua đến thời ấy mà khiến chẳng bị tổn hoại?
Thời Thần Thông Tự Tại Vương Bồ Tát bảo vị Ma Māra kia rằng: Nhân Giả nên biết tất cả khí vật mau chóng phá hoại, nhiều các chướng ngại. Hư không là vật khí chẳng thể tổn hoại, không có chướng ngại. Trong tất cả vật khí là tối thắng. Ông đừng chớp con mắt, quán sát kỹ lưỡng thân của ta thì tự sẽ thấy vật khí rộng lớn của ta.
Vị Ma như lởi dạy bảo ấy, quán sát kỹ lưỡng Bồ Tát thì thấy trong vành rốn trên thân của Bồ Tát có một Thế Giới tên là Thủy Quang Vương Jala prabha rāja là Thế Giới tràn đầy nước lớn đại thủy, giống như biển lớn cho nên lập tên gọi ấy.
Ở trong Thế Giới có một Đức Như Lai tên là Cát Tường Bảo Liên Hoa Śrī ratnapadma Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn Tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddha vidyā caraṇa saṃpanna sugata lokavid anuttara puruṣa damya sārathi śāstā deva manuṣyānāṃ buddha lokanātha chỉ có chúng Đại Bồ Tát thanh tịnh.
Ở trong nước Jala: Thủy ấy sinh tràn đầy mọi hoa sen báu, Đức Cát Tường Như Lai ngồi trên Bảo Hoa Vương, các chúng Bồ Tát đều ngồi trên hoa báu, cung kính vây quanh. Thời Đức Như Lai ấy ở trong đại chúng, nói pháp màu nhiệm sâu xa, dạy bày lợi vui. Khi thần thông ma thấy việc này xong, liền đứng dậy, chắp tay cung kính, lễ bái Bồ Tát Thần Thông Tự Tại Vương.
Lúc đó, Bồ Tát bảo rằng: Nhân Giả thấy vật khí rộng lớn như vậy của Bồ Tát chưa?
Vị Ma đáp: Đã nhìn thấy.
Lạ thay! Đại Sĩ hay làm được việc này! Vật khí lớn như vậy đến trăm ngàn câu chi na do tha kiếp cũng chẳng thể bị hư hoại, cho nên Đại Bảo Trang Nghiêm Đạo Trường này nhận giữ, không có khuyết, không có dơ bẩn, luôn trong sạch, không có biến đổi, ở đâu mà chẳng thể được.
Thời thần thông Ma nói lời này xong, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con tự suy nghĩ, ở đời quá khứ chưa từng nhìn thấy việc thần thông của Bồ Tát thần thông Tự Tại Vương này, chưa từng nghe được thời của pháp môn này.
Đối với Thanh Văn Thừa siêng năng tu hành tinh tiến, muốn ra khỏi ba cõi, tự mình cầu Niết Bàn. Con ở ngày nay nghe được việc này xong, liền đối với A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác phát khởi tâm quyết định rất sâu nặng.
Thế Tôn! Giả sử khiến cho con nơi hằng hà sa kiếp ở đại địa ngục thọ nhận mọi loại khổ, rồi sau này được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề thì con cam nhận khổ này, cuối cùng chẳng buông bỏ tâm Bồ Đề.
Khi ấy, Đức Thế Tôn khen ngợi vị Ma rằng: Lành thay! Lành thay! Ông, bậc đại trượng phu hay đối với A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác, mặc giáp trụ lớn, chẳng lâu cũng như Bồ Tát Thần Thông Tự Tại Vương, viên mãn đầy đủ tất cả công đức.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba - Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh chánh Pháp Hoa - Phẩm Hai Mươi Hai - Bồ Tát Diệu Hống
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bốn - Phẩm Ngạ Quỷ - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Bi - Phẩm Mười Hai - Phẩm Các Thí Dụ Phụ Thuộc Chánh Pháp
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Chín Mươi Bốn - Kinh Lỗ Hổng Ma Ni
Phật Thuyết Kinh Dần đủ Tất Cả Trí đức - Phẩm Một - Trụ Duyệt Dự Sơ Phát ý - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Thiên đế - Phần Một