Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Một - Tương ưng Sáu Xứ - Năm Mươi Kinh Thứ Nhất - Phẩm Tát Cả - Phần Mười - Thích Hợp
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BỐN
THIÊN SÁU SỨ
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ
NĂM MƯƠI KINH THỨ NHẤT
PHẨM TẤT CẢ
PHẦN MƯỜI
THÍCH HỢP
Này các Tỳ Kheo, ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỳ Kheo, mắt là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Là khổ, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Các sắc, Nhãn thức, Nhãn xúc là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc.
Cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Là khổ, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: Cái này là của tôi. Cái này là tôi.
Cái này là tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Tai, các tiếng, nhĩ thức, nhĩ xúc.
Mũi, các hương, tỷ thức, tỷ xúc.
Thiệt, các vị, thiệt thức, thiệt xúc.
Thân, các xúc, thân thức, thân xúc.
Ý là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Là khổ, bạch Thế Tôn!
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Thấy vậy, này các Tỳ Kheo, vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc.
Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc. Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy, đối với tai, đối với mũi, đối với với lưỡi, đối với thân, nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc.
Vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Do nhàm chán nên vị ấy ly tham.
Do ly tham nên vị ấy giải thoát.
Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: Ta đã giải thoát.
Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, nay không còn trở lui trạng thái này nữa.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðại ðiển Tôn - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Quán Tưởng Mạn Noa La Tịnh Các Nẻo ác - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Mười Bốn - Thần Thông
Phật Thuyết Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
Phật Thuyết Kinh đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Quảng đại Thành Tựu Du Già - Phần Bốn