Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Hai - Phẩm Mười - Phẩm Sigàla Chó Rừng - Chuyện Con Khỉ Sàlaka Tiền Thân Sàlaka

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG HAI  

PHẨM MƯỜI

PHẨM SIGÀLA CHÓ RỪNG  

CHUYỆN CON KHỈ SÀLAKA

TIỀN THÂN SÀLAKA  

Con là con độc nhất. Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư kể về một đại Trưởng Lão có danh tiếng.

Vị này đã truyền giới xuất gia cho một chàng trai và đã hành hạ người ấy. Sa Di này không chịu nổi sự hành hạ, bèn hoàn tục.

Trưởng Lão ấy đến và dỗ dành: Này chàng thanh niên, y của con sẽ là của con. Bát của con sẽ là của con. Y và bát của ta ấy cũng sẽ trở thành y và bát của con. Hãy xuất gia.

Chàng thanh niên nói: Con không muốn xuất gia.

Nhưng vị Trưởng Lão nói đi nói lại mãi nên cuối cùng, thanh niên ấy xuất gia. Khi thanh niên ấy trở lại với Tăng Chúng, Trưởng Lão ấy bắt đầu hành hạ anh ta như trước.

Thanh niên ấy không chịu nổi sự hành hạ, liền từ bỏ Tăng Chúng một lần nữa và dầu được yêu cầu nhiều lần, anh ta vẫn nói: Ông không chịu nổi tôi, và cũng không chịu nổi không có tôi. Hãy đi đi. Tôi không muốn xuất gia.

Các Tỳ Kheo ngồi tại Chánh Pháp đường bắt đầu nói chuyện này: Thưa các Hiền Giả, chàng thanh niên ấy thật có tâm bén nhạy. Anh ta biết được tâm tánh của đại Trưởng Lão này nên không xuất gia lại.

Bậc Ðạo Sư đến và hỏi: Này các Tỳ Kheo, nay các ông họp ở đây và bàn đến chuyện gì?

Khi nghe vấn đề trên, bậc Ðạo Sư nói: Này các Tỳ Kheo, không phải chỉ nay thanh niên ấy có tâm bén nhạy. Lúc trước anh ta cũng như vậy rồi. Một lần anh ta thấy được lỗi lầm của người ấy nên không chấp nhận người ấy nữa. Rồi bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi Vua Brahmadatta trị vì ở Ba La Nại, Bồ Tát sanh ra trong gia đình một người điền chủ. Khi đến tuổi trưởng thành, Bồ Tát sống bằng nghề buôn bán lúa gạo.

Một người khác làm nghề dụ rắn, đã dạy một con khỉ, bắt nó uống thuốc giải độc, rồi cho nó chơi với một con rắn, và sống với nghề ấy.

Vào ngày hội vui chơi được tổ chức, người dụ rắn muốn tham dự cuộc vui, liền giao con khỉ cho người buôn gạo này và dặn: Chớ xao lãng nó.

Sau khi vui chơi, đến ngày thứ bảy anh ta trở về, đến nhà người bán gạo và hỏi: Con khỉ ở đâu?

Con khỉ nghe tiếng nói của chủ, mau chóng từ nơi tiệm bán gạo đi ra.  Lập tức người chủ lấy que đánh nó trên lưng, đưa nó vào vườn, trói nó một bên và nằm ngủ.

Ngay khi con khỉ biết người ấy đã ngủ, nó liền tự cởi trói, bỏ trốn và leo lên một cây xoài. Nó ăn trái xoài chín, rồi liệng hột xoài trên thân người dụ rắn.

Anh ta thức dậy nhìn lên, thấy con khỉ liền nghĩ: Với lời dịu ngọt, ta sẽ dụ dỗ con khỉ ấy xuống và sẽ bắt nó.

Vì vậy, anh ta đọc bài kệ đầu:

Con là con độc nhất,

Sẽ là chủ nhà ta,

Hãy từ cây leo xuống,

Hỡi con, Sà La Ka!

Này con hãy về nhà,

Hãy sống chung với cha!

Nghe vậy, con khỉ đọc bài kệ thứ hai:

Phải chăng ông quá biết

Tâm tôi là thế nào!

Chính ông đã đánh tôi,

Với cây gậy bằng tre,

Tôi vui sống rừng xoài,

Có trái cây chín muồi,

Hãy đi về nhà ông,

Vậy tôi xin từ biệt!

Khi bậc Ðạo Sư thuyết pháp thoại này xong.

Ngài nhận diện tiền thân: Lúc bấy giờ, con khỉ là Sa Di ấy, người dụ rắn là Trưởng Lão này và người buôn lúa gạo là ta vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần