Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Một - Phẩm Litta - Chuyện Nỗi Kinh Hoàng Tiền Thân Lomahamsa

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG MỘT  

PHẨM LITTA  

CHUYỆN NỖI KINH HOÀNG

TIỀN THÂN LOMAHAMSA  

Nay nóng ran lạnh buốt. 

Câu chuyện này, khi trú ở Pàtikàràma gần Tỳ Xá Ly, Bậc Ðạo Sư, đem theo y bát, thích thú đi theo giáo pháp của Sát Đế Ly Kora, Sunakkatta trở thành một gia chủ, trong khi Kora bị tái sanh làm thần A Tu La Kalakanjaka thường bộ hành trong ba vòng tường của Tỳ Xá Ly, chỉ trích Bậc Ðạo Sư và nói: Sa Môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng với Bậc Thánh.

Sa Môn ấy thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau.

Rồi trong khi Tôn Giả Xá Lợi Phất đi khất thực, nghe lời chỉ trích của kẻ ấy như vậy, và khi trở về, Tôn Giả báo cáo sự việc ấy lên Thế Tôn.

Ngài nói: Sunakkhatta phẫn nộ và ngu si.

Do phẫn nộ, nó không biết khi nói rằng: Pháp ấy không có thể dẫn người thực hành đến tận diệt khổ đau, như vậy tức là tán thán công đức của ta. Này Xá Lợi Phất, ta có được sáu thắng trí, đấy là pháp thượng nhân của ta. Ta có Mười Lực, có Bốn Vô sở úy, có trí biết bốn sanh hữu, và có trí biết năm sanh thú. Ðấy là pháp thượng nhân của ta. Ta có pháp thượng nhân như vậy.

Ai nói rằng:  Sa Môn Gotama không có pháp thượng nhân, người ấy, nếu không chấm dứt lời nói ấy, nếu không chấm dứt tâm ấy, nếu không từ bỏ tà kiến ấy, sẽ bị rơi vào địa ngục.

Sau khi nói công đức các pháp thượng nhân tự có, Bậc Ðạo Sư nói thêm: Này Xá Lợi Phất, nghe nói Sunakkhatta ưu thích tà khổ hạnh khó hành trì của Sát Đế Ly Kora, do ưu thích tà khổ hạnh nên nó không thể tịnh tín đối với ta.

Cách đây chín mươi mốt kiếp, ta sống đời phạm hạnh gồm có bốn phần, để suy tư tìm hiểu tà khổ hạnh ngoại đạo thật sự có căn bản chân lý hay không. Là người tu khổ hạnh, ta tu khổ hạnh đệ nhất.

Là người hành trì thô thực, ta tu hạnh thô thực đệ nhất. Là người hành trì yếm ly, ta tu hạnh yếm ly đệ nhất. Là người hành trì hạnh viễn ly, ta tu hạnh viễn ly đệ nhất. Sau khi nói như vậy, theo lời yêu cầu, Bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, chín mươi mốt kiếp về trước, để suy xét tìm hiểu về khổ hạnh ngoại đạo, Bồ Tát đã xuất gia làm vị tà mạng ngoại đạo, sống lõa thể, thân lấm đầy bụi, sống viễn ly cô độc, thấy người liền chạy trốn như con nai, ăn các thứ đại bất tịnh như cá thúi, phân bò v.v...

Ðể giữ mình không phóng dật, Bồ Tát sống trong một lùm cây đáng sợ hãi trong rừng. Sống tại đấy, vào mùa đông có tuyết, trong những đêm giữa các ngày mùng tám ngày thứ tám, trước và sau rằm, Bồ Tát đi ra khỏi lùm cây, sống ngoài Trời, khi mặt trời mọc, Bồ Tát vô lùm trở lại. Ban đêm, Bồ Tát bị ướt vì Ngài ở ngoài Trời tuyết.

Ban ngày, Bồ Tát cũng bị ướt bởi những giọt nước rơi từ lùm cây. Như vậy, ngày đêm, Bồ Tát cảm thọ khổ đau vì lạnh. Trong cuối tháng mùa hạ, ban ngày, Bồ Tát bị đốt cháy bởi ánh nắng mặt trời. Cũng vậy, ban đêm, Bồ Tát bị nóng nực ở trong lùm cây không có gió, vì thế mồ hôi thoát chảy từ thân Ngài.

Câu kệ này từ trước chưa từng được nghe, khởi lên trong trí Ngài:

Nay nóng ran, lạnh buốt,

Cô độc, trong rừng hiếm,

Ngồi trần truồng, không lửa,

Ấn sĩ tìm chân lý.

Như vậy Bồ Tát suốt đời sống khổ hạnh khắc nghiệt với đầy đủ bốn phần thời học tập, thời gia chủ, thời Tôn Giáo, thời Sa Môn, khi lâm chung, Ngài thấy tướng địa ngục khởi lên, biết được khổ hạnh này không có kết quả. Ngay lúc ấy, Ngài phá vỡ tà kiến của mình, nắm giữ chánh tri kiến, và tái sanh lên Thiên Giới.

Sau khi kể pháp thoại này, Bậc Ðạo Sư nhận diện tiền thân: Lúc bấy giờ, ta là vị tà mạng ngoại đạo.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần