Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Một - Phẩm Litta - Chuyện Sắc Thân Bất Lạc Tiền Thân Asàtarùpa

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG MỘT  

PHẨM LITTA  

CHUYỆN SẮC THÂN BẤT LẠC

TIỀN THÂN ASÀTARÙPA  

Chính đắng, không phải ngọt. Câu chuyện này, khi ở tại rừng Kundadhàno gần thành Kundiya, Bậc Ðạo Sư đã kể về nữ cư sĩ Suppavàsà, con gái Vua Koliya.

Lúc bấy giờ, nữ Cư Sĩ ấy mang thai đã bảy năm chịu đau đớn khi sanh đến bảy ngày, cảm thọ rất khốc liệt.

Dầu bị khổ đau khốc liệt, nàng vẫn chịu đựng với ba tư niệm này: Chánh Ðẳng Giác là Bậc Thế Tôn, Ngài Thuyết Pháp để đoạn trừ đau khổ như vậy. Tăng Chúng, đệ tử của Thế Tôn, khéo hành trì để đoạn trừ đau khổ như vậy. Ðại an lạc là Niết bàn, tại đấy, đau khổ không có mặt.

Ngài cho gọi chồng lại, bảo chồng đến yết kiến Bậc Ðạo Sư, trình Ngài biết tình trạng của nàng và những lời đảnh lễ của nàng.

Sau khi nghe những lời đảnh lễ, Bậc Ðạo Sư liền chú nguyện: Mong rằng Suppavàsà, con gái Vua Koliya được an lạc, được khỏe mạnh và nàng sẽ sanh ra đứa con trai khỏe mạnh.

Nhờ lời nói ấy của Thế Tôn, Suppavàsà, con gái Vua Koliya, an lạc khỏe mạnh, sanh ra được một đứa con trai khỏe mạnh!

Chồng nàng đi về nhà, thấy nàng đã sanh được con trai nói: Ôi thật vi diệu thay!

Và tâm tư ông hết sức khâm phục Đại Thần lực vi diệu của Như lai. Sau khi sanh con, Suppavàsa muốn cúng dường trong bảy ngày cho Chúng Tăng với Đức Phật là vị cầm đầu, liền bảo chồng đi mời.

Lúc bấy giờ, Đức Phật và Tăng Chúng đã được một tín chủ của Ðại Mục Kiền Liên mời cúng dường trong bảy ngày. Bậc Ðạo Sư muốn tạo cơ hội cho Suppavàsà cúng dường, liền cử người đến Bậc Trưởng Lão, tin cho Trưởng Lão biết là Ngài đã nhận sự cúng dường của Suppavàsà trong bảy ngày với chúng Tỳ Kheo.

Ðến ngày thứ bảy, Suppavàsà mặc aó đẹp cho đứa con tên là Sivali, bảo con đảnh lễ Bậc Ðạo Sư và chúng Tỳ Kheo tăng. Tuần tự thứ lớp, đứa con được đưa đến Trưởng Lão Xá Lợi Phất.

Trưởng Lão thân mật đón tiếp đứa trẻ và hỏi: Này Sivali, mọi việc đều tốt đẹp với con chăng?

Ðứa trẻ liền nói với Trưởng Lão: Thưa Tôn Giả, sao con có thể an lạc được?

Trong bảy năm, con đã sống trong bình máu.

Suppavàsà nghe vậy, hết sức hoan hỷ nói: Con tôi mới có bảy ngày, đã thảo luận với Bậc Tướng quân chánh pháp về vấn đề giác ngộ.

Bậc Ðạo Sư hỏi: Này Supavàsà, con có muốn các con trai khác như vậy không?

Bạch Thế Tôn, nếu có được bảy đứa con trai như vậy, con cũng muốn. Sau khi nói lời cảm hứng, Bậc Ðạo Sư hoan hỷ khích lệ và đi về. Thiếu niên Sivali, vào năm thứ bảy, hiến tâm mình cho đạo, và xuất gia.

Khi tuổi được đầy đủ, vị ấy thọ đại giới, làm các công đức, đạt được lợi đắc cao nhất trên cõi đất, tức là quả A La Hán, và khiến quả đất vang lên tiếng động hoan nghênh.

Một hôm, các Tỳ Kheo hội họp chánh pháp đường, nói như sau: Hiền Giả Sivali được đại phước như vậy là do cầu nguyện, cuối cùng mới được sanh, bảy năm ở trong bình máu, bảy ngày chịu trận đau đẻ. Ôi hai mẹ con chịu đựng đau khổ lớn.

Cả hai đã tạo nghiệp gì sanh quá vậy?

Bậc Ðạo Sư đến và hỏi: Này các Tỳ Kheo, các ông nay ngồi ở đây bàn luận vấn đề gì?

Sau khi nghe vấn đề ấy, Bậc Ðạo Sư nói: Này các Tỳ Kheo, Sivali là người đại phước, bảy năm ở trong bình máu, bảy ngày chịu trận đau vì sanh đẻ, căn bản là do nghiệp tự mình tạo ra. Còn Supavàsà chịu đau khổ mang thai trong bụng bảy năm, chịu khổ đau vì sanh đẻ bảy ngày, căn bản cũng do nghiệp mình tạo ra.

Nói vậy xong, Bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ. Thuở xưa, khi Vua Brahmadatta trị vì Ba La Nại, Bồ Tát đầu thai làm con bà Hoàng Hậu của Vua, đến tuổi trưởng thành Ngài học tất cả tài nghệ. Sau khi phụ vương mất, Ngài trị vì Vương Quốc đúng pháp.

Lúc bấy giờ, Vua Kosala đi đến với một đạo quân lớn, chiếm lấy Ba La Nại, giết Vua Ba La Nại, lấy Hoàng Hậu của Vua làm Hoàng Hậu của mình.

Khi cha bị giết, Hoàng Tử con Vua Ba La Nại chạy trốn ngang qua các ống cống, tập hợp lực lượng, đi đến Ba La Nại, cắm trại không xa, gửi tin nói: Hãy giao thành hay giao chiến. Vua gửi tin trả lời sẵn sàng đánh.

Mẹ Hoàng Tử nghe sự việc như vậy, nhắn tin con: Chớ đánh. Hãy cắt đứt giao thông từ mọi phía, bao vây thành Ba La Nại, chờ cho đến khi nào củi, nước, gạo khánh kiệt, mọi người mệt mỏi, không cần đánh con cũng sẽ lấy được thành.

Hoàng Tử nghe lời khuyên của mẹ, trong bảy ngày cắt đứt đường giao thông, và vây chặt thành phố. Dân thành phố không nhận được tiếp viện đến bảy ngày. Ngày thứ bảy họ lấy đầu Vua và đem nạp cho Hoàng Tử. Hoàng Tử đi vào thành, lấy lại Vương Quốc, và khi mạng chung đi theo nghiệp của mình.

Hoàng Tử đã cắt đứt đường giao thông, vây hãm thành bảy ngày, do kết quả hành động ấy, phải sống bảy năm trong bình máu và bảy ngày chịu cơn đau đẻ.

Nhưng vì Hoàng Tử cúi đầu đảnh lễ chân Đức Phật Padumattara, cầu nguyện với bố thí lớn để chứng được quả vị tối thượng, lại nữa, trong thời Đức Phật Vipassi Tỳ Bà Thi, Hoàng Tử cùng với thị dân bố thí đường, sữa đông, v.v... trị giá ngàn đồng vàng, và cũng nói lên lời cầu nguyện ấy, do vậy, với uy lực của mình, Hoàng Tử chứng được quả tối thượng.

Vì Suppavàsà gửi tin báo con vây và chiếm thành, nên nàng phải mang thai bảy năm và chịu cơn đau sanh đẻ bảy ngày.

Bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ xong, liền đọc bài kệ này:

Chính đắng, không phải ngọt,

Chính hận, không phải ái,

Chính khổ, không phải lạc.

Nhiếp phục kẻ phóng dật.

Sau khi kể lại pháp thoại này, Bậc Ðạo Sư nhận diện tiền thân như sau: Lúc bấy giờ, Hoàng Tử vây hãm thành, và lấy được Vương Quốc là Sivali, người mẹ là Suppavàsà, và người cha, Vua Ba La Nại là ta vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần