Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Năm - Phẩm Năm Bài Kệ - Chuyện Hổ Thẹn Tiền Thân Hiri

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG NĂM  

PHẨM NĂM BÀI KỆ  

CHUYỆN HỔ THẸN

TIỀN THÂN HIRI  

Kẻ nào dù được kính vì. Câu chuyện này do bậc Ðạo Sư kể khi Ngài trú tại Kỳ Viên về một vị phú thương bạn của ông Cấp Cô Ðộc, sống tại một tỉnh ở Biên Địa.

Cả câu chuyện khởi đầu và câu chuyện ngày xưa đều được kể đầy đủ.

Tiền Thân cuối Phẩm thứ chín, chương một, nhưng ở đây khi vị thương gia ở Ba La Nại nghe rằng những người hầu của vị thương gia xa lạ bị đoạt hết tất cả tài sản, và sau khi mất hết mọi thứ đã có, họ phải bỏ trốn, ông nói: Vì họ không làm điều mà họ phải làm cho những người xa lạ đã đến với họ, nên họ chẳng tìm thấy ai sẵn sàng đền đáp cho họ.

Nói thế xong, ông đọc các bài kệ sau:

Kẻ nào dù được kính vì,

Khi làm phận tớ, lòng thì ghét ta.

Chẳng làm việc tốt đâu mà,

Còn riêng lời nói rườm rà nhiêu khê,

Ta nên phải quyết một bề:

Người nào như thế, chớ hề kết giao.

Một khi đã trót hứa vào

Thực hành lời hứa làm sao cho tròn.

Việc nào chẳng thể làm xong,

Thì ta từ chối, quyết không hứa gì.

Người khôn quay mặt ngoảnh đi

Những khoa trương rỗng đáng chi để lòng.

Một khi bạn đã nhau cùng,

Thì không tranh chấp khi không cớ nào.

Chẳng hề tìm vạch gắt gao

Những điều lầm lỗi của nhau bao giờ.

Vững tin bạn, tựa trẻ thơ

Tin vào vú mẹ chẳng ngờ chút chi.

Dù người lạ nói, làm gì,

Cũng không hề muốn chia ly bạn lòng.

Tình bằng ai khéo chịu tròn

Hẳn đời tăng ích, cao khôn phước phần.

Nhưng người hưởng thú tịnh an,

Uống vào những ngụm lẽ chân ngọt ngào.

Riêng người ấy biết làm sao

Thoát dây buộc tội, thoát bao khổ phiền.

Như vậy bậc Ðại Sĩ chán ngán tiếp giao với bạn bè xấu, do sức mạnh của độc cư, Ngài đã đưa giáo lý của Ngài lên đến tột đỉnh và dẫn con người đến Niết Bàn vĩnh cửu.

Khi giảng xong pháp thoại, bậc Ðạo Sư nhận diện tiền thân: Bấy giờ ta là vị thương gia ở Ba La Nại.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần