Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Ba - Tô Ma Hô Thỉnh Hỏi Tướng Của Pháp

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

TÔ MA HÔ ĐỒNG TỬ THỈNH HỎI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thi Hộ, Đời Tống  

PHẦN BA

TÔ MA HÔ THỈNH HỎI TƯỚNG CỦA PHÁP  

Lại nữa, tất cả phiền não của nhóm tham cùng với tâm tương ứng, gõi là sinh tử. Nếu trừ phiền não thì tâm được thanh tịnh, Chư Phật nói ấy là giải thoát. Ví như nước trong sạch ắt không có dơ bẩn, do bụi bặm nên khiến cho nước vị vẩn đục. Tâm tính sạch trong cũng lại như vậy, do khách trần phiền não vẩn đục tâm khiến cho vấy bẩn.

Lại nữa, Sổ Châu tràng hạt có nhiều loại làm duyên: Hạt Hoạt Nhi, hạt sen, Lộ Đà La Khất Sa, thủy tinh, đồng, thiếc, hạt Mộc Hoạn, Lưu Ly, vàng, bạc, sắt… số ấy hơn một trăm, tùy chọn lấy một loại dùng làm sổ châu tràng hạt, thành tâm cầm nắm như Pháp niệm tụng.

Dùng hai tay cầm tràng hạt ấy tụng, hoặc dùng tay phải, hoặc dùng tay trái. Khi chân ngôn sắp xong thời nên chuyên tâm tụng trì, đừng sai lầm thác loạn, cột buộc tâm nơi Tôn Bản Tôn hoặc nơi chân ngôn cùng với Thủ ấn.

Điều phục các căn, ngồi ngay thẳng trước mặt tôn, tâm chẳng tán loạn, hơi động hai môi, niệm trì chân ngôn. Tâm này giống như gió, điện, khỉ vượn… lại như sóng biển, sóng hồ dao động quanh co, tự tại ham dính các cảnh. Chính vì thế cho nên cần nhiếp tâm chẳng tán loạn, trì tụng chân ngôn.

Nếu sinh mệt mỏi, hôn trầm, mê ngủ khiến tâm tán loạn thì nên đứng dậy kinh hành Caṅkramana, hoặc quán sát bốn phương, hoặc dùng nước rửa mặt khiến cho tỉnh táo. Nếu Hành Giả sinh tâm đời động, liền nên làm như vậy để đối trị.

Tân này không có chủ. Do nghiệp lưu chuyển tất cả các nẻo, không có nơi nương tựa. Sau khi buông xả thân này, lại nhận lấy hình ác.

Nghiệp ác ấy nhân vào đây mà chẳng dứt, khổ: Sinh, già, bệnh, chết, lo lắng, buồn rầu. Khổ vì yêu thương mà bị cách biệt, khổ vì mong cầu chẳng được, khổ vì oán ghét mà cứ phải ở chung với nhau, khổ vì năm Uẩn hưng thịnh… tùy theo phương đã đến, cuối cùng chẳng được miễn trừ

Muỗi mòng, lạnh, nóng cùng với đói khát… nhóm khổ như vậy, nơi nơi đều có. Vì tâm muốn chuyển, mới dùng cách này để đối trị. Nếu tham Rāga muốn hưng thịnh thì nên tu quán xương trắng bạch cốt quán. Hành Giả ăn uống cũng lại như vậy, chỉ trừ đói khát chứ chẳng ưu thích điều này.

Ví như có người đi vào bãi sa mạc sâu hiểm, bị đói khát bức bách nên ăn thịt con nhỏ. Hành Giả ăn uống cũng lại như vậy, chỉ trừ bệnh đói chứ chẳng vướng mùi vị ấy.

Ví như cân vật, tùy theo sức nặng mà đầu cân hạ xuống, nếu vật ấy nhẹ tức đầu cân cao lên, nếu vật quân bình thì cái ân ấy cũng ngang bằng. Hành Giả ăn uống cũng lại như vậy, chẳng được nhiều quá, chẳng nên thiếu quá.

Ví như căn nhà hư nát thời muốn nghiêng đổ. Vì chẳng cho hoại, nên dùng cây cột chống giữ. Hành Giả ăn uống cũng lại như vậy, chỉ vì giữ thân chứ chẳng tham mùi vị ấy.

Lại như cái xe di chuyển, nên dùng dầu xoa bôi. Vì tăng điều thiện lành cho nên cần ăn uống.

Chính vì thế cho nên Đức Thế Tôn nói pháp như vậy, hữu tình ở Cõi Dục Kāmadhātu: Dục Giới y theo thức ăn mà trụ.

Hành Giả quán thân giống như cây chuối, đối với thức ăn uống, chẳng tham mùi vị của nó. Đối với bốn loại bát, tùy chọn lấy một thứ. Khi tuần hành khất thực thì quán phía trước khoảng bốn khủy tay. Đức Thế Tôn đã nói Trí Tuệ Prajñā, Phương Tiện Upāya, điều phục sáu Căn đừng khiến cho phóng dật.

Người nữ khiến cho sắc đẹp, cười xảo quyệt, nói lời giả dối, tính yêu thích khoe sự trang điểm, bước đi, tư thái chuyển động xinh đẹp … mê hoặc tâm người nam khiến cho say loạn. Giống như tự tính thành tựu chân ngôn, chẳng thà dùng lửa mạnh nung nóng cây thẻ sắt đâm chọc hai con mắt khiến cho không nhìn thấy, chứ chẳng dùng tâm loạn quán nhìn mọi loại tướng mạo xinh đẹp của người nữ.

Tùy theo duyên đi xin thức ăn, đừng sinh trụ dính. Dùng sự suy nghĩ chính đúng chính tư duy điều phục tâm ấy. Dùng hạnh Mâu Ni đi vào nhà người khác, chẳng lựa chọn nhà bậc thượng, bậc trung, bậc hạ, nghèo hèn.

Lại chẳng nên vào chỗ có người mới sinh đẻ với nơi có nhiều người uống rượu, nơi có dâm nam dâm nữ phóng dật, nơi có nhiều con nít chơi đùa, nơi có hôn lễ, nơi có chó ác, nơi có nhiều người tụ hội bàn luận với nơi tấu âm nhạc để vui chơi… đừng nên đi đến những nơi như bên trên.

Xin được thức ăn xong, liền quay về chỗ cũ, dùng nước rửa chân, chia thức ăn làm ba phần: Một phần cúng dường Bản Tôn, một phần thông không có ngại, một phần tự ăn.

Y theo thời mà ăn, một ngày tắm gội ba lần. Lại hiến hương, hoa, hương xoa bôi, khen ngợi… ba thời đừng khuyết thiếu. Thức ăn cúng dường, đừng nên tạp uế. Khi niệm tụng thời nên ngồi trên cỏ tranh.

Nếu tâm chẳng làm được các vật cúng dường, chỉ phụng bất cộng trụ chẳng cùng trụ chung với nhau. Nếu Hành Giả suy nghĩ điều chẳng tốt lành thì nên mau chóng xa lìa… cũng lại như vậy cho đến một niệm chẳng giữ tại tâm, ví như bên trong nhà thắp đèn đuốc, vì ngăn chận gió cho nên lửa đèn chuyển sáng, trì tụng chân ngôn lại thêm siêng năng mạnh mẽ thì Pháp lành tăng trưởng cũng lại như vậy.

Lại nữa, Hành Giả nên đầy đủ uy nghi, chẳng được vỗ tay tấu âm nhạc, ca múa, hôn lễ, diễn kịch với đi đến nhìn ngó.

Cũng chẳng chê bai tại gia Gṛha stha xuất gia Pravrajyā với mạn Māna, quá mạn Ati māna, hợp nhau, khắc nhau cùng với lừa dối, ngủ say chẳng đúng thời, đàm luận điều vô nghĩa, tìm học văn chương với các tà pháp, giẫn dữ, uất hận, tham lam, kiêu mạn, phóng dật, lười biếng… đều nên xa lìa.

Cũng chẳng ướng rượu cùng với ăn thịt, hành, tỏi, hẹ, kiệu, mè, củ cải với Dã Toán Bộ Để Na Đời Đường nói là Lư Câu Đề, cặn dầu mè… đều chẳng nên ăn.

Cũng chẳng được ăn tất cả thức ăn dư thừa, thức ăn tế quỷ thần kèm với thức ăn cúng dường. Nhóm thức ăn dư thừa như bên trên đều chẳng nên ăn.

Lại nữa, Hành Giả do siêng năng trì tụng, nên cân nhắc ngày đêm, niệm tụng xong rồi nên như pháp phát khiển. Trải cỏ tranh ở chỗ kia mà ngồi, khi muốn ngủ thời trước tiên quán từ bi hỷ xả kèm với Tam Bảo với Tháp Xá Lợi, thâm tâm cung kính. Dùng như pháp này sẽ diệt các tội.

Lại nữa, Hành Giả lại ăn ba thứ thức ăn màu trắng sữa, váng sữa đặc, cơm gạo hoặc rau, rễ, quả, sữa, váng sữa đặc lạc với bơ, đại mạch, miến, bánh, cặn dầu, nước tương, thức ăn cùng hòa chung, mọi loại cháo nhừ.

Nếu muốn thành tựu nhóm pháp của Rồng Nāga, Quỷ Preta, Dược Xoa Yakṣa, Khởi Thi Vetāla, vào cung Tu La Asura pura, thành tựu mãnh lợi… thì nên ăn cặn mè hòa chung với nước cốt của sữa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần