Phật Thuyết Kinh Tô Tất địa Yết La - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Phụng Thỉnh Bổn Tôn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Du Ba Ca La, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Du Ba Ca La, Đời Đường
PHẨM MƯỜI BẢY
PHẨM PHỤNG THỈNH BỔN TÔN
Lại nữa nếu muốn vào thất Bổn Tôn, trước xem tôn nhan, chắp tay lạy, hơi cúi đầu, lấy bát nước tịnh thủy đầy, tùy việc mà làm.
Thiết trí nơi tượng Bổn Tôn, hiến cúng bông hoa, thiết trí đồ hương y bổn pháp mà làm phép Ứ Già, thiêu hương xông hương nên tụng chân ngôn bảy biến mà gia trì phụng thỉnh, đã phụng thỉnh xong sau y pháp cúng dường.
Bỏ đồ cúng dường đầy đủ vào bát Ứ Già, bát ấy làm bằng bạc hoặc đồng đỏ, hoặc lấy đá làm, hoặc làm bằng đất bằng cây, hoặc bằng vỏ ốc ốc xà cừ, hoặc dùng thúc để, hoặc dùng lá bạc hà làm đồ đựng, hoặc lá nhủ thọ. Như trên đã nói hết thảy đồ đựng cúng dường được thì phải đồ đựng mới. Khi dùng cần phải biết thứ lớp.
Nếu làm pháp Phiến Để Ca thì dùng đồ đựng màu trắng. Bổ Sắc Trưng Ca dùng đồ đựng màu vàng, A Tỳ Giá Rô Ca dùng đồ đựng màu đen, làm thành tựu thượng trung hạ Tất Địa. Tất cả các loại đã nói ở trước đều có thể dùng.
Làm Pháp Phiến Để Ca dùng Ứ Già và để vào một ít lúa tiểu mạch. Bổ Sắc Trưng Ca nên bỏ ít mè. A Tỳ Giá Rô Ca nên bỏ ít gạo tẻ.
Lại Phiến Để Ca bỏ ít sữa tươi, Bổ Sắc Trưng Ca bỏ ít sữa chín, A Tỳ Giá Rô Ca nên bỏ nước tiểu trâu, hoặc lấy máu của mình biến thông mà dùng.
Nên lấy bông lúa nếp, hương thoa, hoa, mè, cỏ tranh, vòng ngọc, đồng đỏ, và bỏ đầy đồ cúng dường. Nếu không có đồ này, thì tùy chỗ đã được, cũng biến thông mà dùng. Lúc triệu thỉnh nên dùng chân ngôn của bộ Minh Vương và Mộ Nại Ra. Nếu bổn pháp đã chân ngôn triệu thỉnh thì nên lấy dùng, không nên sinh tâm phiền phức phân biệt. Trước phải triệu thỉnh Bổn Tôn, kế thỉnh Minh Vương Phi, trong ba bộ đều làm như vậy.
Bổn pháp nếu có chân ngôn triệu thỉnh nên dùng hết thảy chân ngôn Minh Vương mà triệu thỉnh. Bổn pháp tuy nói có chân ngôn triệu thỉnh đã là hạ kém thì nên hiệp thỉnh bộ chủ. Nếu dùng chân ngôn bổn pháp triệu thỉnh khiến mau thành tựu thì không nên sinh tâm khó khăn.
Bổn pháp nếu có chân ngôn triệu thỉnh và phát khiển nên thỉnh lúc nào?
Chủ chân ngôn này cho đến bộ chủ chỗ thỉnh nói rằng: Nay tôi tên… xin thỉnh việc… nếu lúc phát khiển cũng lại như thế. Việc làm đã xong nguyện Bổn Tôn chứng biết tùy ý mà đi. Dùng chân ngôn Minh Vương Phi triệu thỉnh hết thảy Tiên Nữ.
Chân Ngôn Minh Vương thỉnh các chủ chân ngôn, hoặc có chủ chân ngôn không thọ nhận sự triệu thỉnh Thần Chú Minh Vương. Thiết yếu nên dùng chân ngôn Minh Vương Phi và Minh Vương, nhiên hậu có thể y đó triệu thỉnh.
Như bộ khác nói: Lúc để Ứ Già cúng dường nên tụng đại chân ngôn một biến, chân ngôn trung ba biến, chân ngôn hạ bảy biến, chân ngôn cực tiểu lắng tụng hai mươi mốt biến.
Như trên đã nói pháp tắc Ứ Già cúng dường, dùng hai đầu gối đi trên đất, lấy cỏ tranh sạch uốn thành vòng tròn. Như trước đã nói tay cầm Ứ Già thiêu hương mà xông đó.
Lời thỉnh như thế này: Ngưỡng mong Đức Bổn Tôn vì bổn nguyện giáng phó Đạo Tràng. Cúi mong Ngài ai mẫn thương xót món hiến cúng Ứ Già này. Có chủ chân ngôn gọi là Độc Thắng Kỳ Gia Phẫn Nộ. Không thọ hết thảy chân ngôn triệu thỉnh thì dùng chân ngôn đã nói kia triệu thỉnh tức giáng đến.
Nếu các quyến thuộc kia cũng không thọ các chân ngôn triệu thỉnh thì cũng như trên mà triệu thỉnh các quyến thuộc. Chỉ dùng tâm chân ngôn để triệu thỉnh hoặc nói căn bản, hoặc có chỗ nói dùng chân ngôn Minh Vương Phi mà triệu thỉnh. Bộ tâm chân ngôn này biến thông ba bộ.
Dùng chân ngôn triệu thỉnh trên liền giáng đến. Chữ Già Ế Ê, bí mật này khiến mau mãn nguyện.
Khi đó thành tâm làm lễ, ba lầm khải bạch bạch rõ: Xin Ngài đại từ bi thỉnh y bổn nguyện giáng đến Đạo Tràng. Nếu tâm loạn tưởng thì niệm tụng thật nhiều, cho đến chân ngôn cũng đều ẩn trọng.
Lấy hai tay bưng bát Ứ Già đội trên đảnh cúng dường là Thượng Tất Địa. Để ngay tâm là Trung Tất Địa. Để ngay rún là Hạ Tất Địa.
Trước quán Bổn Tôn và họa tượng kia. Nếu tượng đứng thì người trì tụng cũng nên đứng thỉnh. Lại quán tượng kia nơi thân hơi cúi đầu cũng hiệu nghiệm mà phụng thỉnh. Khi thỉnh trước quán Bổn Tôn đứng nơi phía nào, thì người thỉnh đứng về phía đó mà triệu thỉnh, xong mới hồi thân.
Để bình Ứ Già trước Tôn Tượng trở lại bí mật quán làm hết thảy Phiến Để Ca mà triệu thỉnh tất cả phương hướng. Đối với hết thảy thời, được các hoa quả, xưng ý Bổn Tôn, đợi lúc phụng thỉnh xong, có thể hiến cúng. Khi thỉnh chắp tay tùy bổn phương chí tâm thành kính phụng thỉnh, hoặc lấy hai tay bưng thỉnh, hoặc lấy bình Ứ Già mà triệu thỉnh, nhiên hậu mới lấy các vật cúng dường.
Nếu muốn thành tựu việc Thượng Trung Hạ và Phiến Để Ca v.v… đều phải gia trì chân ngôn và Mộ Nại Ra mà làm pháp triệu thỉnh thì thành tựu hết thảy các việc. Hoặc có chướng nạn khởi, hoặc có loài Ma Quỷ hiện, hoặc người bệnh thêm khổ, lúc bấy giờ duyên sự cấp bách không thể cùng lúc bày biện Ứ Già, chỉ dụng tâm khai thỉnh Bổn Tôn, làm pháp tiêu trừ khiến như trên đã nói tùy việc lớn nhỏ.
Tâm nghĩ muốn thành tựu thì dùng Ứ Già triệu thỉnh, hết thảy những việc cấp bách, nan giải, thành tâm phụng thỉnh, hoặc lại có người muốn quy ngưỡng Chư Bộ Tôn, thì nên làm phép tắc triệu thỉnh, khiến người trì tụng mau được thành tựu.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Ananda - Phần Chín - Hương
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Ba - đại Phẩm - Kinh Màgha
Phật Thuyết Kinh Phật Danh - Phần Bốn Mươi Hai
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh Thế Ký - Phẩm Bốn - ðịa Ngục - Phần Một