Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười - Phẩm Lâm - Kinh Lâm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Phật Ðà Da Xá, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Phật Ðà Da Xá, Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần
PHẨM MƯỜI
PHẨM LÂM
KINH LÂM
Tôi nghe như vậy!
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá Vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Tỳ Kheo nương vào khu rừng này để ở.
Vị ấy nghĩ rằng: Ta nương vào khu rừng này để ở vì lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa này được thành tựu đối với ta.
Những điều người học đạo cần như y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn.
Rồi Tỳ Kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở, với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, nhưng ý nghĩa ấy không được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn.
Tỳ Kheo ấy nên quán như vậy, ta xuất gia học đạo không phải vì áo chăn, không phải vì ăn uống, giường chõng, thuốc thang, cũng không phải vì các vật dụng cho đời sống.
Nhưng ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa này không được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn. Tỳ Kheo đã quán như vậy rồi, phải từ bỏ khu rừng này để đi nơi khác.
Tỳ Kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: Ta nương vào một khu rừng để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn.
Rồi Tỳ Kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn và ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn, Tỳ Kheo ấy nên quán như thế này: Ta xuất gia học đạo không phải vì áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, cũng không phải vì các vật dụng cho đời sống. Nhưng ta nương vào khu rừng nay để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn. Tỳ Kheo đã quán như vậy rồi phải ở lại khu rừng này.
Tỳ Kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn.
Rồi vị ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, nhưng ý nghĩa ấy không thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách khó khăn, vị Tỳ Kheo ấy nên quán như thế này: Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn.
Tỳ Kheo đã quán như vậy rồi phải lập tức từ bỏ khu rừng này ngay giữa đêm mà đi, chớ có cùng người cáo biệt.
Tỳ Kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như: Áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn.
Rồi vị Tỳ Kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta.
Những điều người học đạo cần như áo chăn, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn, vị Tỳ Kheo ấy nên quán như thế này:
Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa Môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn.
Tỳ Kheo đã quán như vậy rồi, phải nương vào khu rừng này để ở trọn đời cho đến lúc mạng chung. Cũng như các trường hợp nương vào khu rừng để ở, cũng vậy, giữa bãi tha ma, thôn ấp hay sống với người khác.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ Kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một