Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Một - Phẩm đại - Kinh Thế Gian
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Phật Ðà Da Xá, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Phật Ðà Da Xá, Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần
PHẦN MƯỜI MỘT
PHẨM ĐẠI
KINH THẾ GIAN
Tôi nghe như vậy!
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá Vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo:
Như Lai đã tự mình giác ngộ về thế gian và cũng nói lại cho người khác. Như Lai biết thế gian. Như Lai tự giác ngộ về sự tập khởi của thế gian và cũng nói lại cho người khác.
Như Lai đoạn trừ thế gian tập. Như Lai tự giác ngộ sự diệt tận của thế gian và cũng nói cho người khác.
Như Lai chứng ngộ thế gian diệt. Như Lai tự giác ngộ đạo tích của thế gian và cũng nói cho người khác. Như Lai tu thế gian đạo tích.
Nếu có tất cả những gì cần đuơc hiểu biết một cách toàn diện, tất cả những gì điều đó Như Lai đã biết, thấy, giác, ngộ, chứng đắc.
Vì sao vậy?
Như Lai từ đêm chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho đến ngày hôm nay vào lúc ban đêm sẽ đi vào tịch diệt trong Vô Dư Niết Bàn giới.
Trong khoảng thời gian giữa đó, nếu những gì được nói ra, được ứng đối từ chính miệng của Như Lai, tất cả những điều ấy đều là chắc thật, không hư vọng, không ra ngoài sự như, cũng không phải là điên đảo. Đó là sự chắc thật, là sự chân thật. Nếu nói về sư tử như thế nào, thì hãy nói về Như Lai cũng như vậy.
Vì sao vậy?
Như Lai ở giữa đại chúng nếu có giảng thuyết thì đó chính là tiếng rống của Sư tử. Đối với tất cả thế gian, Thiên, Ma, Phạm, Sa Môn, Phạm Chí, từ Trời đến người, Như Lai là Phạm Hữu. Như Lai là Bậc Chí Lãnh vì không phiền cũng không nhiệt. Như Lai là Bậc Chân Thật không hư vọng.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói bài kệ:
Biết tất cả thế gian
Ra khỏi mọi thế gian
Thuyết tất cả thế gian
Trọn thế gian như thật
Đấng Tối Tôn Đại Hùng
Giải thoát mọi triền phược,
Diệt tận hết thảy nghiệp,
Sanh tử đều giải thoát
Là Trời cũng là người,
Thảy đều quy mạng Phật
Cúi đầu lễ Như Lai,
Đại dương sâu vô cực
Chư Thiên, thần Hương Âm,
Kính lạy Đấng đã biết
Chúng sanh trong tử sanh,
Đều cúi đầu quy phục,
Cúi đầu lễ Trí sĩ
Quy mạng Đấng Thượng Nhân
Không trần lụy, vô ưu,
Vô ngại, các giải thoát
Vì vậy, hãy vui thiền,
Sống viễn ly tịch tịnh
Hãy tự mình đốt đèn,
Vì Như Lai khó gặp
Không gặp thời Như Lai,
Đời sống trong địa ngục.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ Kheo sau khi Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tỳ La - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chúng Sanh - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Năm - Phẩm Súc Sinh - Tập Chín
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh A Dục Vương Thí Bán A Ma Lặc Quả Nhân Duyên Kinh