Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Bốn Mươi - Phần Bảy - đại Pháp Môn Bốn Mươi

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

ÐẠI KINH BỐN MƯƠI PHẦN BẢY

ĐẠI PHÁP MÔN BỐN MƯƠI  

Ở đây, này các Tỳ Kheo chánh kiến đi hàng đầu.

Và thế nào, này các Tỳ Kheo, là chánh kiến đi hàng đầu?

Chánh tư duy, này các Tỳ Kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên.

Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. Chánh định do chánh niệm được khởi lên. Chánh trí do chánh định được khởi lên. Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên.

Như vậy, này các Tỳ Kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A La Hán gồm có mười chi phần. Ở đây, này các Tỳ Kheo, chánh kiến đi hàng đầu.

Và như thế nào, này các Tỳ Kheo, là chánh kiến đi hàng đầu?

Tà kiến, này các Tỳ Kheo, do chánh kiến làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong vị có chánh kiến.

Và những thiện pháp được chánh kiến duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn. Tà tư duy, này các Tỳ Kheo, do chánh tư duy làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp, được tà tư duy duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh tư duy.

Và những thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, các pháp ấy được phát triển trở thành viên mãn. Tà ngữ, này các Tỳ Kheo, do chánh ngữ làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp được tà ngữ duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh ngữ.

Và những thiện pháp được chánh ngữ duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn. Tà nghiệp, này các Tỳ Kheo, do chánh nghiệp làm cho tiêu diệt, và những ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh nghiệp.

Và những thiện pháp được chánh nghiệp duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn. Tà mạng, này các Tỳ Kheo, do chánh mạng làm cho tiêu diệt.

Và những ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh mạng.

Và những thiện pháp được chánh mạng duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn. Tà tinh tấn, này các Tỳ Kheo, do chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt.

Và những ác bất thiện pháp được tà tinh tấn duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn.

Và những thiện pháp được khởi lên do duyên chánh tinh tấn, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn. Tà niệm, này các Tỳ Kheo, do chánh niệm làm cho tiêu diệt.

Và những ác bất thiện pháp được tà niệm duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh niệm.

Và những thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn. Tà định, này các Tỳ Kheo do chánh định làm cho tiêu diệt.

Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định.

Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn. Tà trí, này các Tỳ Kheo, do chánh trí làm cho tiêu diệt.

Và những ác bất thiện pháp được tà trí duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh trí.

Và những thiện pháp được chánh trí duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn. Tà giải thoát, này các Tỳ Kheo, do chánh giải thoát làm cho tiêu diệt.

Và những ác bất thiện pháp được tà giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh giải thoát.

Và các thiện pháp được chánh giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Như vậy, này các Tỳ Kheo, có hai mươi thiện phần, hai mươi bất thiện phần. Ðại pháp môn Bốn mươi đã được chuyển vận không bị chận đứng lại bởi một Sa Môn, Bà La Môn, Thiên, Ma, Phạm Thiên hay một ai ở đời.

Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn nào, này các Tỳ Kheo, nghĩ rằng đại pháp môn bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết tùy thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy.

Nếu Tôn Giả chỉ trích chánh kiến, thời các Sa Môn có tà kiến, các Tôn Giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn Giả ấy là những vị đáng được tán thán.

Nếu Tôn Giả chỉ trích chánh tư duy, thời các Sa Môn, Bà La Môn có tà tư duy, các Tôn Giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn Giả ấy là những vị đáng được tán thán.

Nếu Tôn Giả chỉ trích chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí.

Nếu Tôn Giả chỉ trích chánh giải thoát, thời các Sa Môn, Bà La Môn có tà giải thoát, các Tôn Giả ấy là những vị đáng cúng dường, các Tôn Giả ấy là những vị đáng được tán thán.

Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn nào, này các Tỳ Kheo, nghĩ rằng đại pháp môn bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy.

Này các Tỳ Kheo, cho đến các dân chúng ở Ukkala và dân chúng V Assa, dân chúng Bhanna theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn bốn mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng.

Vì sao vậy?

Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỳ Kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần