Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi - Phần Ba - Thủy Giới
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
ÐẠI KINH VÍ DỤ DẤU CHÂN VOI PHẦN BA
THỦY GIỚI
Chư Hiền, thế nào là thủy giới?
Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới.
Chư Hiền thế nào là nội thủy giới?
Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ, như mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ.
Chư Hiền, như vậy gọi là nội thủy giới. Những gì thuộc nội thủy giới và những gì thuộc ngoại thủy giới, đều thuộc về thủy giới.
Cần phải như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như sau: Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi. Sau khi như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với thủy giới, tâm từ bỏ thủy giới.
Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, nước cuốn trôi làng, cuốn trôi thị trấn, cuốn trôi thành phố, cuốn trôi xứ, cuốn trôi Quốc Độ.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương hạ thấp một trăm do tuần, hạ thấp hai trăm do tuần, hạ thấp ba trăm do tuần, hạ thấp bốn trăm do tuần, hạ thấp năm trăm do tuần, hạ thấp sáu trăm do tuần, hạ thấp bảy trăm do tuần.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến bảy cây Ta La, dâng cao đến sáu cây Ta La, dâng cao đến năm cây Ta La, dâng cao đến bốn cây Ta La, dâng cao đến ba cây Ta La, dâng cao đến hai cây Ta La, dâng cao chỉ đến một cây Ta La.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương cao đến bảy đầu người, dâng cao đến sáu đầu người, dâng cao đến năm đầu người, dâng cao đến bốn đầu người, dâng cao đến ba đầu người, dâng cao đến hai đầu người, dâng cao chỉ đến một đầu người.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến nửa thân người, dâng cao chỉ đến hông, dâng cao chỉ đến đầu gối, dâng cao chỉ đến gót chân.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương không có để thấm ướt đốt ngón chân.
Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại thủy giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ.
Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này?
Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là. Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỳ Kheo, vị ấy biết rõ như sau: như trên.
Và xả tương ứng với thiện được an trú. Chư Hiền, cho đến mức độ này, vị Tỳ Kheo đã làm thật nhiều.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Bốn - Phẩm Buông Lung - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhất - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Ma Ha Bát Nhã Sao - Phẩm Bốn - Phẩm Thiện Quyền
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Hữu Thân - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh ưng Thí
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Mười - Trang Nghiêm Tịnh độ