Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Năm Và Ba - Phần Ba - Luận Bàn Về Quá Khứ

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH NĂM VÀ BA

PHẦN BA

LUẬN BÀN VỀ QUÁ KHỨ  

Này các Tỳ Kheo, có một số Sa Môn, Bà La Môn luận bàn về quá khứ, thảo luận về quá khứ, y cứ vào quá khứ, tuyên bố nhiều quan điểm sai khác: Tự ngã và Thế Giới là thường còn, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. Tự ngã và Thế Giới là vô thường, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng.

Ở đây, một số tuyên bố như vậy: Tự ngã và Thế Giới là thường còn, là vô thường, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là không phải thường còn, không phải vô thường, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là hữu biên, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là vô biên, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là hữu biên và vô biên, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới không phải hữu biên, không phải vô biên, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là nhất tưởng, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là dị tưởng, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là thiểu tưởng, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là vô lượng tưởng, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là nhất hướng lạc, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là nhất hướng khổ, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Tự ngã và Thế Giới là lạc và khổ, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. Tự ngã và Thế Giới là không khổ, không lạc, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng.

Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Ở đây, này các Tỳ Kheo, những vị Sa Môn, Bà La Môn nào có chủ thuyết như sau, có quan điểm như sau: Tự ngã và Thế Giới là thường còn, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ngoài tín, ngoài hỷ, ngoài tùy văn, ngoài thẩm định lý do, ngoài kham nhẫn chấp thọ tà kiến, trí tự mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch, sự tình như vậy không xảy ra.

Này các Tỳ Kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch, thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí mà những Tôn Giả Sa Môn, Bà La Môn ấy làm cho trong sạch, chính như vậy cũng được xưng là chấp trước đối với những vị Tôn Giả Sa Môn, Bà La Môn ấy.

Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, không có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Ở đây, này các Tỳ Kheo, những vị Sa Môn, Bà La Môn nào có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: Tự ngã và Thế Giới là vô thường. Tự ngã và Thế Giới là thường còn và vô thường. Tự ngã và Thế Giới không thường còn và không vô thường.

Tự ngã và Thế Giới là vô biên. Tự ngã và Thế Giới là hữu biên và vô biên. Tự ngã và Thế Giới là không hữu biên và không vô biên. Tự ngã và Thế Giới là nhất tưởng. Tự ngã và Thế Giới là dị tưởng.

Tự ngã và Thế Giới là thiểu tưởng. Tự ngã và Thế Giới là vô lượng tưởng. Tự ngã và Thế Giới là nhất hướng lạc. Tự ngã và Thế Giới là nhất hướng khổ. Tự ngã và Thế Giới là lạc và khổ.

Tự ngã và Thế Giới là không khổ, không lạc, chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Ngoài lòng tin, ngoài hỷ, ngoài tùy văn, ngoài thẩm định lý do, ngoài sự kham nhẫn chấp thọ tà kiến, trí tự mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch, sự tình như vậy không xảy ra.

Này các Tỳ Kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch, thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí mà những Tôn Giả Sa Môn, Bà La Môn ấy làm cho trong sạch, chính như vậy cũng được xưng là chấp trước đối với những Tôn Giả Sa Môn, Bà La Môn ấy.

Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi, và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần