Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Năm Và Ba - Phần Bốn - Niết Bàn Hiện Tiền

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH NĂM VÀ BA PHẦN BỐN

NIẾT BÀN HIỆN TIỀN  

Ở đây, này các Tỳ Kheo, có vị Sa Môn hay Bà La Môn do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và từ bỏ những quan điểm về tương lai, do không hoàn toàn chú tâm đến những dục kiết sử, đạt được viễn ly hỷ và an trú.

Vị ấy nghĩ: Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú. Nhưng nếu viễn ly hỷ ấy của vị này bị đoạn diệt, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi.

Ví như, này các Tỳ Kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng mặt trời từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng, cũng vậy, này các Tỳ Kheo, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt nên viễn ly hỷ sanh khởi.

Về vấn đề này, này các Tỳ Kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn Giả Sa Môn hay Bà La Môn này, do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và do từ bỏ những quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, sau khi đạt được viễn ly hỷ, liền an trú: Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú. Viễn ly ấy của vị này bị đoạn diệt. Do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi, do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi.

Biết rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Nhưng ở đây, này các Tỳ Kheo, có vị Sa Môn hay Bà La Môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, sau khi đạt được phi vật chất lạc liền an trú: Ðây là sự thật, đây là thù diệu tức là đạt được phi vật chất lạc, ta an trú. Phi vật chất lạc của vị ấy bị đoạn diệt, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi.

Ví như, này các Tỳ Kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng mặt trời từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng, cũng vậy, này các Tỳ Kheo, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi.

Về vấn đề này, này các Tỳ Kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn Giả Sa Môn hay Bà La Môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, đạt được phi vật chất lạc và an trú:

Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được phi vật chất lạc, ta an trú. Phi vật chất lạc ấy của vị này bị đoạn diệt. Do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi.

Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Ở đây, này các Tỳ Kheo, có Sa Môn hay Bà La Môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, do vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được vô khổ vô lạc thọ, liền an trú: Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được vô khổ vô lạc thọ, ta an trú. Vô khổ vô lạc thọ ấy của vị này bị đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi.

Ví như này các Tỳ Kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng, cũng vậy, này các Tỳ Kheo, do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi.

Về vấn đề này, này các Tỳ Kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn Giả Sa Môn hay Bà La Môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, do vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được vô khổ vô lạc thọ, liền an trú: Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được vô khổ vô lạc thọ, ta an trú. Vô khổ vô lạc thọ ấy của vị này bị đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi.

Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, sau khi biết được: Ðây có sự đoạn diệt các hành này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi pháp và đã vượt khỏi hữu vi pháp.

Nhưng ở đây, này các Tỳ Kheo, có vị Sa Môn hay Bà La Môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt khỏi viễn ly hỷ, do vượt khỏi phi vật chất lạc, do vượt khỏi vô khổ vô lạc thọ, vị ấy quán: Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta là không chấp thủ.

Ở đây, này các Tỳ Kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn Giả Sa Môn, Bà La Môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt khỏi viễn ly hỷ, do vượt khỏi phi vật chất lạc, do vượt khỏi vô khổ vô lạc thọ, vị ấy quán: Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta là không chấp thủ. Chắc chắn vị đại đức này tuyên bố con đường thích hợp đưa đến Niết Bàn.

Nhưng vị Tôn Giả Sa Môn, Bà La Môn này khởi lên chấp thủ, hoặc chấp thủ quan điểm về quá khứ, hoặc chấp thủ quan điểm về tương lai, hoặc chấp thủ dục kiết sử, hoặc chấp thủ viễn ly hỷ, hoặc chấp thủ phi vật chất lạc, hoặc chấp thủ vô khổ vô lạc thọ.

Dầu cho vị Ðại Đức này quán: Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta không có chấp trước, nhưng vị này vẫn được xem là có chấp trước về điểm ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có đoạn diệt các hành, sau khi biết được có sự đoạn diệt các hành này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi pháp và đã vượt khỏi hữu vi pháp.

Nhưng ở đây, này các Tỳ Kheo, vô thượng tịch tịnh, tối thắng đạo được Như Lai Chánh Đẳng Giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ.

Ở đây, này các Tỳ Kheo, vô thượng tịch tịnh tối thắng đạo này được Như Lai Chánh Đẳng Giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỳ Kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần