Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì - Phần Tám - Giảng Rộng

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH NÊN HÀNH TRÌ,

KHÔNG NÊN HÀNH TRÌ

PHẦN TÁM

GIẢNG RỘNG  

Khi được nghe nói vậy, Tôn Giả Sariputta bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Y, này Sariputta, ta nói có hai loại: Nên hành trì, không nên hành trì. Thế Tôn đã nói như vậy.

Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên?

Y nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, y như vậy không nên hành trì.

Y nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, y như vậy nên hành trì.

Y, này Sariputta, ta nói có hai loại: Nên hành trì, không nên hành trì. Thế Tôn đã nói lên như vậy. Và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên. Ðồ ăn khất thực, này Sariputta, ta nói có hai loại. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Sàng tọa, này Sariputta, ta nói có hai loại. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Làng, này Sariputta, ta nói có hai loại. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Thị trấn, này Sariputta, ta nói có hai loại. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Ðô thị, này Sariputta, ta nói có hai loại. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Quốc Độ, này Sariputta, ta nói có hai loại. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Người, này Sariputta, ta nói có hai loại. Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.

Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải thích rộng rãi, con đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần