Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Ba - Thiên Uẩn - Chương Một - Tương ưng Uẩn - Năm Mươi Kinh ở Giữa - Phẩm A La Hán - Phần Một - Chấp Trước

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BA

THIÊN UẨN  

CHƯƠNG MỘT

TƯƠNG ƯNG UẨN  

NĂM MƯƠI KINH Ở GIỮA  

PHẨM A LA HÁN  

PHẦN MỘT

CHẤP TRƯỚC

 

Như vậy tôi nghe!

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi Xá Vệ, tại Jetavana Kỳ Đà Lâm, vườn ông Anàthapindika Cấp Cô Ðộc. Rồi một Tỳ Kheo đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn:

Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

Ai chấp trước, này Tỳ Kheo, người ấy bị ma trói buộc.

Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma.

Bạch Thế Tôn, con đã hiểu, bạch Thiện Thệ, con đã hiểu.

Như thế nào, này Tỳ Kheo, ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời ta nói một cách vắn tắt?

Ai chấp trước sắc, bạch Thế Tôn, người ấy bị ma trói buộc.

Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma.

Ai chấp trước thọ, người ấy bị ma trói buộc.

Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma.

Ai chấp trước tưởng, ai chấp trước các hành, ai chấp trước thức, người ấy bị ma trói buộc.

Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma.

Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

Lành thay, lành thay, này Tỳ Kheo!

Lành thay, này Tỳ Kheo!

Như vậy ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời nói vắn tắt này của ta.

Ai chấp trước sắc, này Tỳ Kheo, người ấy bị ma trói buộc.

Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma.

Ai chấp trước thọ, ai chấp trước tưởng.

Ai chấp trước các hành, ai chấp trước thức, người ấy bị ma trói buộc.

Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma.

Này Tỳ Kheo, lời nói vắn tắt này của ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

Rồi Tỳ Kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và ra đi.

Rồi Tỳ Kheo ấy sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, vì mục đích gì mà các Thiện Nam Tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, mong cầu chính là vô thượng cứu cánh phạm hạnh. Vị ấy, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú.

Vị ấy chứng tri: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Tỳ Kheo ấy trở thành một vị A La Hán nữa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần