Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Hai - Tương ưng Thọ - Phẩm Một Trăm Lẻ Tám Pháp Môn - Phần Một - Sìvaka

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BỐN

THIÊN SÁU SỨ  

CHƯƠNG HAI

TƯƠNG ƯNG THỌ  

PHẨM MỘT TRĂM

LẺ TÁM PHÁP MÔN  

PHẦN MỘT

SÌVAKA  

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha Vương Xá tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Du Sĩ Moliya Sìvaka đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.

Ngồi một bên, Du Sĩ Moliya Sìvaka thưa với Thế Tôn: Thưa Tôn Giả Gotama, có một số Sa Môn, Bà La Môn thuyết như sau, thấy như sau: Con người cảm thọ cảm giác gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Tất cả thọ ấy đều do nhân đã làm trong quá khứ.

Ở đây, Tôn Giả Gotama nói như thế nào?

Này Sìvaka, ở đây, một số cảm thọ khởi lên, phát sanh từ mật sem hà.

Này Siivaka, hoặc là ông phải tự mình sàma biết rằng: Ở đây, một số cảm thọ khởi lên, phát sanh từ mật.

Hay là, này Siivaka, Thế Giới chấp nhận là đúng sự thật rằng: Ở đây, một số cảm thọ khởi lên phát sanh từ mật.

Ở đây, này Siivaka, những vị Sa Môn, Bà La Môn nào thuyết như sau, thấy như sau: Con người cảm thọ cảm giác gì, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Tất cả thọ đều do nhân đã làm trong quá khứ. Nếu do họ tự mình biết, họ thật sự đi quá xa.

Nếu được Thế Giới chấp nhận là đúng sự thật, họ cũng đi quá xa. Do vậy, ta tuyên bố rằng các Sa Môn, Bà La Môn ấy thuộc về tà. 

Này Siivaka, ở đây, một số cảm thọ khởi lên, phát sanh từ đàm niêm dịch.

Này Siivaka, khởi lên, phát sanh từ gió.

Này Siivaka, khởi lên, phát sanh từ sự gặp gỡ các, nước trong thân thể sannipitikàni.

Này Siivaka, khởi lên, phát sanh từ sự gặp gỡ các thời tiết.

Này Siivaka, khởi lên, phát sanh từ sự gặp gỡ các nghịch vận.

Này Siivaka, khởi lên, phát sanh từ các công kích thình lình từ bên ngoài vào. Do quả dị thục của nghiệp, này Siivaka, ở đây, một số cảm thọ được khởi lên.

Này Siivaka, hoặc là ông phải tự mình biết rằng: Ở đây, một số cảm thọ khởi lên vì kết quả dị thục của nghiệp.

Hay là, này Siivaka, Thế Giới chấp nhận là đúng sự thật rằng: Ở đây, một số cảm thọ khởi lên vì kết quả dị thục của nghiệp.

Ở đây, này Siivaka, những vị Sa Môn, Bà La Môn nào thuyết như sau, thấy như sau: Con người cảm thọ cảm giác gì, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Tất cả thọ đều do nhân đã làm trong quá khứ.

Nếu do họ tự mình biết, họ thật sự đi quá xa. Nếu được Thế Giới chấp nhận là đúng sự thật, họ cũng đi quá xa. Do vậy, ta tuyên bố rằng các Sa Môn, Bà La Môn ấy thuộc về tà.

Khi được nói vậy, Du Sĩ Moliya Siivaka bạch Thế Tôn: Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

Mật, niêm dịch và gió,

Sự gặp gỡ các loại nước,

Sự thay đổi thời tiết,

Sự gặp gỡ các nghịch vận,

Sự công kích thình lình,

Nghiệp quả là thứ tám.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần