Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Hai - Tương ưng Thọ - Phẩm Sống Một Mình - Phần Bảy - Tám Lần 1

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BỐN

THIÊN SÁU SỨ  

CHƯƠNG HAI

TƯƠNG ƯNG THỌ  

PHẨM SỐNG MỘT MÌNH  

PHẦN BẢY

TÁM LẦN 1  

Rồi một số đông Tỳ Kheo đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, các Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, thế nào là các thọ?

Thế nào là thọ tập khởi?

Thế nào là thọ đoạn diệt?

Thế nào là con đường đưa đến thọ đoạn diệt?

Thế nào là vị ngọt của thọ?

Thế nào là sự nguy hiểm của thọ?

Thế nào là sự xuất ly của thọ?

Này các Tỳ Kheo, có ba thọ này: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là các thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt.

Con đường Thánh Đạo tám ngành này là con đường đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh định. Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của thọ.

Tánh vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của thọ là sự nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thọ là sự xuất ly của thọ.

Này các Tỳ Kheo, ta tuyên bố rằng sự đoạn diệt của thọ là tuần tự. Khi chứng thiền thứ nhất, lời nói được đoạn diệt, đối với Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận.

Rồi, này các Tỳ Kheo, ta tuyên bố rằng tịnh chỉ các hành là tuần tự. Khi chứng thiền thứ nhất, các lời nói được tịnh chỉ, đối với Tỳ Kheo đoạn tận các lậu hoặc, tham được tịnh chỉ, sân được tịnh chỉ, si được tịnh chỉ.

Này các Tỳ Kheo, có sáu khinh an. Khi chứng thiền thứ nhất, lời nói được khinh an. Khi chứng thiền thứ hai, tầm và tứ được khinh an. Khi chứng thiền thứ ba, hỷ được khinh an. Khi chứng thiền thứ tư, hơi thở vô, hơi thở ra được khinh an.

Khi chứng Diệt thọ Tưởng định, tưởng và thọ được khinh an. Ðối với Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tham được khinh an, sân được khinh an, si được khinh an.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần