Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Hai - Tương ưng Thọ - Phẩm Sống Một Mình - Phần Chín - Năm Vật Dụng
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BỐN
THIÊN SÁU SỨ
CHƯƠNG HAI
TƯƠNG ƯNG THỌ
PHẨM SỐNG MỘT MÌNH
PHẦN CHÍN
NĂM VẬT DỤNG
Rồi người thợ mộc Pancakanga đi đến Tôn Giả Udàyi. Sau khi đến, đảnh lễ Tôn Giả Udàyi rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, thợ mộc Pancakanga thưa với Tôn Giả Udàyi: Thưa Tôn Giả Udàyi, Thế Tôn dạy có bao nhiêu thọ?
Có ba thọ, này Pancakanga, được Thế Tôn nói đến: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ba thọ này, này Pancakanga, được Thế Tôn nói đến.
Ðược nghe nói vậy, thợ mộc Pancakanga thưa với Tôn Giả Udàyi: Thưa Tôn Giả Udàyi, Thế Tôn không dạy ba thọ.
Thế Tôn dạy chỉ có hai thọ: Lạc thọ và khổ thọ. Còn về bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn dạy thuộc vào tế nhị lạc thọ.
Lần thứ hai, Tôn Giả Udàyi nói với thợ mộc Pancakanga: Này Pancakanga, Thế Tôn không dạy hai thọ.
Thế Tôn dạy có ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
Lần thứ hai, thợ mộc Pancakanga thưa với Tôn Giả Udàyi: Thưa Tôn Giả Udàyi, Thế Tôn không dạy có ba thọ.
Thế Tôn dạy có hai thọ: Lạc thọ và khổ thọ. Còn bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn dạy thuộc vào tế nhị lạc thọ.
Lần thứ ba, Tôn Giả Udàyi nói với thợ mộc Pancakanga: Này Pancakanga, Thế Tôn không dạy hai thọ.
Thế Tôn dạy có ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
Lần thứ ba, thợ mộc Pancakanga thưa với Tôn Giả Udàyi: Thưa Tôn Giả Udàyi, Thế Tôn không dạy có ba thọ.
Thế Tôn dạy có hai thọ: Lạc thọ, khổ thọ. Còn bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn dạy thuộc vào tế nhị lạc thọ. Như vậy, Tôn Giả Udàyi không có thể thuyết phục được thợ mộc Pancakanga, và thợ mộc Pancakanga không thể thuyết phục được Tôn Giả Udàyi.
Tôn Giả Ananda nghe được câu chuyện này giữa Tôn Giả Udàyi và thợ mộc Pancakanga. Rồi Tôn Giả Ananda đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn Giả Ananda thuật lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện xảy ra giữa Tôn Giả Udàyi và thợ mộc Pancakanga.
Dầu thật có pháp môn pariyàyam, này Ananda, nhưng thợ mộc Pancakanga không tín thọ Tỳ Kheo Udàyi. Và dầu thật có pháp môn, này Ananda, nhưng Tỳ Kheo Udàyi không tín thọ thợ mộc Pancakanga. Có hai thọ, này Ananda, theo pháp môn giải thích của ta.
Cũng có ba thọ theo pháp giải thích của ta. Cũng có năm thọ theo pháp môn giải thích của ta. Cũng có sáu thọ theo pháp môn giải thích của ta. Cũng có mười sáu thọ theo pháp môn giải thích của ta. Cũng có một trăm linh tám thọ theo pháp môn giải thích của ta. Như vậy, này Ananda, là pháp được ta tuyên bố tùy theo pháp môn.
Này Ananda, dầu cho như vậy là pháp được ta tuyên bố tùy theo pháp môn, này Ananda, những ai không chịu chấp nhận, không chịu tán đồng, không chịu tùy hỷ lời khéo nói, khéo thuyết với nhau.
Đối với những người ấy sẽ xảy đến như sau: Họ sẽ sống đấu tranh nhau, hủy báng nhau, tranh luận nhau với những khí giới miệng lưỡi. Như vậy là pháp được ta tuyên bố tùy theo pháp môn. Này Ananda, dầu cho như vậy là pháp được ta tuyên bố tùy theo pháp môn, những ai chịu chấp nhận, chịu tán đồng, chịu tùy hỷ lời khéo nói, khéo thuyết với nhau.
Đối với những người ấy, sẽ xảy đến như sau: Họ sẽ sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có tranh luận nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt từ ái. Và này Ananda, có năm dục công đức này.
Thế nào là năm?
Có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn, có những xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Ananda, có năm dục công đức này. Do duyên năm dục công đức này, này Ananda, khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là dục lạc.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn. Ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và trú thiền thứ nhất. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tốt đẹp hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Và này Ananda, thế nào là lạc khác với lạc ấy còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn?
Ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo tịnh chỉ các tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhứt tâm. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Và này Ananda, thế nào là lạc khác với lạc ấy còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn?
Ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo ly hỷ Trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các Bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba.
Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Và này Ananda, thế nào là lạc khác với lạc ấy còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn?
Ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Và này Ananda, thế nào là lạc khác với lạc ấy còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn?
Ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, biết rằng: Hư không là vô biên, chứng và trú không vô biên xứ. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn, ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: Thức là vô biên, chứng và trú Thức vô biên xứ. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn, ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: Không có sở hữu gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn, ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
Này Ananda, có thể có những người nói như sau: Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được. Nhưng ta không chấp nhận quan điểm này.
Vì sao?
Vì rằng có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn, ở đây, này Ananda, Tỳ Kheo vượt qua Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế nhị hơn. Sự kiện này xảy ra, này Ananda.
Có các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi như sau: Sa Môn Gotama nói đến Diệt Thọ Tưởng định, và tuyên bố là Diệt Thọ Tưởng định ấy thuộc về lạc.
Ý nghĩa này là gì và như thế nào?
Ðược nói vậy, này Ananda, các du sĩ ngoại đạo cần được trả lời như sau: Này Chư Hiền, Thế Tôn không tuyên bố thuộc về lạc, dựa vào lạc thọ. Nhưng chỗ nào, này Chư Hiền, lạc được cảm thọ, chỗ ấy, Thế Tôn tuyên bố cảm thọ thuộc vào lạc thọ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Diệu Tý Bồ Tát Sở Vấn - Phần Mười Hai - Phân Biệt Các Bộ
Phật Thuyết Kinh Trung Bổn Khởi - Phẩm Mười Hai - Phẩm đại Ca Diếp
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Chín - Chín Pháp - Phẩm Bốn - ðại Phẩm - Phần Ba - Con Bò Cái
Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Năm - Phẩm Dược Thảo Dụ
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Hai Mươi Sáu - Pháp Thân Phi Tướng