Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Một - Tương ưng Sáu Xứ - Năm Mươi Kinh Thứ Nhất - Phẩm Tát Cả - Phần Tám - Thích Hợp

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BỐN

THIÊN SÁU SỨ  

CHƯƠNG MỘT

TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ  

NĂM MƯƠI KINH THỨ NHẤT  

PHẨM TẤT CẢ  

PHẦN TÁM

THÍCH HỢP  

Này các Tỳ Kheo, ta sẽ thuyết cho các ông con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường sabbamannità. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, ta sẽ giảng.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: Con mắt là của ta.

Vị ấy không tư lường các sắc, không tư lường trên các sắc, không tư lường từ các sắc, không tư lường: Các sắc là của ta.

Vị ấy không tư lường nhãn thức, không tư lường trên nhãn thức, không tư lường từ nhãn thức, không tư lường: Nhãn thức là của ta.

Vị ấy không tư lường nhãn xúc, không tư lường trên nhãn xúc, không tư lường từ nhãn xúc, không tư lường: Nhãn xúc là của ta. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc.

Vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: Cảm thọ ấy của ta, tai, mũi.

Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: Lưỡi là của ta.

Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường trên các vị, không tư lường từ các vị, không tư lường: Các vị là của ta.

Vị ấy không tư lường thiệt thức, không tư lường trên thiệt thức, không tư lường từ thiệt thức, không tư lường: Thiệt thức là của ta.

Vị ấy không tư lường thiệt xúc, không tư lường trên thiệt xúc, không tư lường từ thiệt xúc, không tư lường: Thiệt xúc là của ta. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc.

Vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: Cảm thọ ấy là của ta.

Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: Ý là của ta.

Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường trên các pháp, không tư lường từ các pháp, không tư lường: Các pháp là của ta.

Vị ấy không tư lường ý thức, không tư lường trên ý thức, không tư lường từ ý thức, không tư lường: Ý thức là của ta.

Vị ấy không tư lường ý xúc, không tư lường trên ý xúc, không tư lường từ ý xúc, không tư lường: Ý xúc là của ta. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc.

Vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: Cảm thọ ấy là của ta.

Này các Tỳ Kheo, tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, từ đấy cái ấy bị đổi khác. Ý tựa trên đổi khác, bám víu vào tái sanh, Thế Giới ưa thích tái sanh.

Cho đến các uẩn, giới, xứ, này các Tỳ Kheo, vị ấy không tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: pháp ấy là của ta. Vị ấy không tư lường như vậy nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ nên không ái luyến. Do không ái luyến nên tự mình được hoàn toàn tịch tịnh.

Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.

Như vậy, này các Tỳ Kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần